[HOT] Các Nhân Tố Ảnh Hướng Tới Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp - một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và cho thương hiệu nói riêng, là tài sản chung của một doanh nghiệp. Hãy cùng HrOnline tìm hiểu những nhân tố nào ảnh hưởng đến văn hóa công ty qua bài viết dưới đây.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, hình thức, niềm tin mà con người trong doanh nghiệp cùng công nhận, suy nghĩ, phát biểu và hành động. Điều này giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người. Nó cũng góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại về mặt lâu dài của doanh nghiệp.
Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua 2 hình thức:
- Hữu hình: khẩu hiệu, đồng phục, quy định, tập san nội bộ,…
- Vô hình: phong cách, thái độ, thói quen của mỗi người trong tổ chức
Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
Nhân tố bên trong
1. Lãnh đạo
Đây là nhân tố được xem là lớn nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo phải để tâm đến những quy tắc mà họ đề ra, cách họ hành động xung quanh các vấn đề về công việc với cấp dưới của mình. Lãnh đạo công ty rất khó xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp của mình nếu như không bảo vệ được lợi ích mà nó đem lại.
Lãnh đạo là người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp của công ty mình. Bởi vì họ chính là người xây dựng và phát triển nền văn hóa đó. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo ít nhiều sẽ được phản chiếu lên văn hóa của công ty. Vì thế, các công ty phải đảm bảo rằng mọi vị trí lãnh đạo từ cấp thấp đến cấp cao luôn phải duy trì sự giao tiếp với nhân viên để truyền những tầm nhìn, mục tiêu, định hướng của công ty.
>>>> Hãy XEM NGAY chân dung nhà lãnh đạo tài năng của thế giới họ xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp của mình như thế nào?
2. Các thành viên trong tổ chức
Không chỉ lãnh đạo mới có ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp mà bộ phận nhân viên cũng có phần nhiều ảnh hưởng trong đó. Mọi nhân viên cư xử, tương tác với nhau sẽ làm thay đổi không khí làm việc của cả văn phòng. Ngoài những giờ làm việc ở công ty, những chuyến du lịch, ngoại khóa hay những chuyến công tác cũng giúp cho văn hóa của công ty phát triển mạnh mẽ.
Khi các nhóm làm quen với nhau, họ bắt đầu hiểu được điểm mạnh, quan điểm, suy nghĩ của nhau để cùng nhau cải thiện. Đó chính là sự khác biệt lớn giữa những nơi làm việc nhóm hiệu quả và những nơi mà các nhân viên làm việc độc lập.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ 5 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả giúp bạn đạt hiệu quả cao trong công việc
3. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc chắc chắn có ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn trong công việc. Một môi trường ồn ào, khiến bạn không thể tập trung thì sẽ làm suy giảm năng suất làm việc. Việc triển khai văn hóa doanh nghiệp ở một số công ty sẽ được giao cho phòng truyền thông nội bộ.
4. Chiến lược tuyển dụng
Một nền văn hóa tốt sẽ thu hút nhiều nhân sự tham gia ứng tuyển vào làm việc hơn là một nền văn hóa doanh nghiệp kém.
Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
1. Văn hóa dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp giống như một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mọi cá nhân trong doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc. Vì vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa của doanh nghiệp là điều tất yếu.
Mỗi cá nhân với những bản sắc văn hóa khác nhau sẽ hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau. Khi tập hợp chung lại trong tổ chức, những nét văn hóa này sẽ tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp.
2. Những giá trị văn hóa mà doanh nghiệp học hỏi được
Văn hóa doanh nghiệp còn được hình thành và ảnh hưởng bởi những giá trị văn hóa học hỏi được. Đó là những quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc và các truyền thống mà doanh nghiệp tiếp nhận được trong quá trình hình thành và hoạt động của mình.
Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình. Chính văn hóa của mỗi tổ chức đã làm nên nét riêng biệt cho từng doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên vẫn có thể học hỏi và trao đổi văn hóa với nhau, nhưng cần xác định được giá trị văn hóa đó có phù hợp với doanh nghiệp, với tổ chức của mình hay không, phải biết chọn lọc một cách phù hợp, hòa nhập chứ không hòa tan.
Văn hóa doanh nghiệp chính là nét đặc trưng của văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp, mỗi tổ chức đều có cho mình một nét đặc sắc riêng và chính sự khác biệt đó đã tạo nên văn hóa của mỗi doanh nghiệp.
Văn hóa kinh doanh là một tập hợp các cách cư xử được chấp nhận bởi doanh nghiệp, được thực hành bởi chính các thành viên của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp mang tính quyết định đối với thành công của doanh nghiệp:
- Một nền văn hóa tích cực sẽ mang lại cho tổ chức đó một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Một công ty có văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ luôn thu hút được nhiều nhân viên tiềm năng đầu quân vào. Bởi vì, tất cả chúng ta đều mong muốn được làm việc trong các công ty có danh tiếng tốt, mà đáng tin hơn là điều đó do chính những nhân viên cũ và hiện tại của công ty đó thể hiện thì lại càng đáng tin hơn.
- Một nền văn hóa tốt sẽ giúp giữ chân các tài năng hàng đầu của doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo biết đầu tư vào sự hài lòng của nhân viên mình thì sẽ nhận lại được những nhân viên tận tụy và cống hiến hết mình.
- Trong một môi trường với một văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp nhân viên biết được rằng mình đang làm công việc có ý nghĩa, sẽ cảm thấy tự hào khi được là thành viên của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy ý thức về sự trung thành trong họ.
- Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy được mục tiêu, định hướng và bản chất của công việc mình đang làm, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên trong một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái. Lương thưởng chỉ là một phần của đồng lực làm việc. Có rất nhiều người sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn nhưng bù lại được làm việc trong một môi trường hòa đồng, vui vẻ, được đồng nghiệp yêu quý và tôn trọng hơn.
- Một văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp giảm sự căng thẳng trong nơi làm việc một cách đáng kể, còn góp phần giúp gắn kết các thành viên của doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp được liên kết với tỷ lệ năng suất làm việc. Bởi vì khi làm việc trong môi trường phù hợp, nhân viên sẽ có động lực và tận tâm làm việc hơn.
>>>> Khi đã tới lúc cần tái cấu trúc doanh nghiệp của bạn thì điều gì đóng vai trò quan trọng nhất?
Nếu gọi mỗi tổ chức là một con người thì văn hóa chính là linh hồn chi phối sự sống và hành động của con người đó. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp thì giống như một người không có định hướng, không có mục tiêu cho cuộc đời mình và không biết nên đi về đâu.
>>>> Để xây dựng được một doanh nghiệp có nền văn hóa thu hút được nhiều nhân tài hội tụ thì phải xây dựng được mộ cơ cấu tổ chức khoa học, thiết lập vai trò nhiệm vụ rõ ràng, phần mềm quản trị nhân sự HrOnline chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện công việc này một cách dễ dàng.
Hy vọng những chia sẻ của HrOnline ở trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp bền vững.

ỨNG DỤNG THÁP NHU CẦU MASLOW TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Tháp nhu cầu Maslow, hay còn gọi là mô hình Maslow là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong tâm lý học và quản lý.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
Truyền thông nội bộ là quá trình giao tiếp và tương tác giữa các thành viên trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp nhằm chia sẻ thông tin, thúc đẩy sự hiểu biết và tăng cường sự hợp tác

HRBP Model là gì? Cách triển khai HRBP hiệu quả trong doanh nghiệp
Mô hình HRBP (Human Resource Business Partner) là một phương pháp quản trị nhân sự hiện đại, trong đó bộ phận nhân sự không chỉ thực hiện các nhiệm vụ hành chính mà còn đóng vai trò như một đối tác chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai và tối ưu mô hình này.

9 Chỉ Số Quan Trọng Để Đo Lường Hiệu Suất Nhân Viên – CEO Cần Biết
Trong mọi doanh nghiệp, nhân viên là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, các CEO không thể chỉ dựa vào cảm tính mà cần một hệ thống đo lường rõ ràng. Việc đo lường hiệu suất nhân viên giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, tối ưu quy trình làm việc và ra quyết định nhân sự chính xác.

5 BÍ QUYẾT GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG THU HÚT ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
Trong thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc thu hút ứng viên tiềm năng là một thách thức lớn đối với các nhà tuyển dụng.

5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc lý do tại sao phải xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các bước để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công.

CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Đánh giá hiệu suất nhân viên là một quy trình quan trọng trong quản lý nhân sự, giúp đo lường và ghi nhận những đóng góp của nhân viên đối với công ty. Việc này không chỉ nhằm tôn vinh những thành tích và giá trị mà nhân viên mang lại, mà còn tạo ra cơ hội để cải thiện hiệu suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong tương lai.

AI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trong kỷ nguyên số, AI và tự động hóa đang dần trở thành những công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quản lý nhân sự. Liệu những công nghệ này có đơn thuần là những trợ lý đắc lực, hay sẽ là những nhà quản lý nhân sự thực thụ trong tương lai?