7 VẤN ĐỀ VỀ LƯƠNG THƯỞNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Nếu doanh nghiệp của bạn không xây dựng chế độ lương thưởng rõ ràng có thể dẫn đến việc nhân viên không hài lòng, làm giảm sút tinh thần, năng suất làm việc thấp và tỷ lệ thôi việc cao. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo mức mức lương thưởng cho nhân viên đủ hấp dẫn để họ gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp xác định và khắc phục các vấn đề về lương thưởng? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
7 ví dụ về vấn đề lương thưởng
Trước hết, hãy cùng đi qua các vấn đề lương thưởng mà các doanh nghiệp có thể gặp phải trong tổ chức của mình.
7 vấn đề về lương thưởng mà doanh nghiệp thường gặp phải
1. Công bằng nội bộ
Công bằng nội bộ là yếu tố thiết yếu mà mỗi doanh nghiệp cần phải có. Doanh nghiệp có thể có nguy cơ mất nhân viên và phải đối mặt với các vấn đề pháp lý, kiện tụng. Công bằng về lương thưởng trong nội bộ nghĩa là doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những nhân viên thực hiện các công việc có giá trị ngang nhau sẽ nhận được mức lương cơ bản tương đương. Điều này bao gồm cả vấn đề và lương thưởng, phúc lợi và các quyền lợi bổ sung đi kèm với công việc. Ở hầu hết các quốc gia, việc trả lương công bằng là yêu cầu mang tính pháp lý.
>>> Xem thêm: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC LƯƠNG CÔNG BẰNG VÀ HỢP LÝ
2. Công bằng bên ngoài
Ngoài việc trả lương công bằng trong nội bộ công ty, doanh nghiệp còn phải đảm bảo rằng mức lương cho nhân viên cần mang tính cạnh tranh và công bằng so với các công ty khác trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần phải cân nhắc yếu tố thị trường và ngành nghề khi xây dựng cấu trúc lương thưởng cho nhân viên. Nếu doanh nghiệp trả mức lương thấp hơn thị trường, bạn có thể sẽ không thu hút được ứng viên tiềm năng và đứng trước nguy cơ mất đi nhân viên hiện tại.
3. Công bằng theo nhận thức
Việc giúp nhân viên nhận thức được mức độ công bằng nội bộ và bên ngoài về vấn đề lương thưởng rất quan trọng. Mặc dù nhân viên của bạn nhận được mức lương và phúc lợi phù hợp và công bằng so với mặt bằng chung của thị trường, nhưng họ vẫn cảm thấy công ty trả lương còn thấp. Điều này dẫn đến việc nhân viên của bạn trở nên bất mãn và không gắn bó lâu dài với công ty.
Mỗi nhân viên thường có nhận thức khác nhau về tính công bằng trong mức lương và phúc lợi mà họ nhận được. Tuy nhiên, thông thường nhận thức của họ về lương thưởng dựa trên việc so sánh với những đồng nghiệp khác cùng cấp hoặc so với mặt bằng chung của ngành trên thị trường.
Do vậy, phòng ban Nhân sự phải quản lý kỳ vọng của nhân viên trong công ty về vấn đề trả lương, để họ cảm thấy an tâm và gắn bó lâu dài với tổ chức.
4. Lương thưởng cho cấp lãnh đạo
Xây dựng chính sách lương thưởng cho cấp lãnh đạo
Nhân viên cấp điều hành và quản lý cấp cao đóng vai trò đóng vai trò then chốt trong việc định hướng chiến lược, đưa ra quyết định quan trọng và dẫn dắt tổ chức đạt được mục tiêu. Do đó, việc xây dựng một gói đãi ngộ tổng thể phù hợp là vô cùng cần thiết để đảm bảo sự hài lòng và gắn bó của họ với công ty.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng các gói đãi ngộ cho ban điều hành vừa phải công bằng vừa khiến cổ đông và giám đốc điều hành hài lòng.
5. Sự khác biệt về vùng miền
Nếu nhân viên của bạn sống ở nhiều thành phố hoặc thậm chí là các quốc gia khác nhau. Trong trường hợp đó, chính sách lương nên được linh hoạt để tính đến chi phí sinh hoạt của nhân viên ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, điều này đặc biệt liên quan đến các cuộc tranh luận về vấn đề làm việc từ xa. Doanh nghiệp của bạn có trả lương nhân viên theo vị trí vùng miền hay không? Nếu có thì tại sao và nếu không thì tại sao? Làm thế nào bạn có thể truyền đạt đến nhân viên hay ứng viên của mình về những điểm khác biệt này?
6. Lương thưởng cho các công việc ngách
Việc xác định mức lương công bằng cho các công việc mới nổi hoặc đòi hỏi chuyên môn cao có thể là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Do tính chất mới mẻ và thiếu dữ liệu thị trường, việc định lượng giá trị chính xác của những công việc này trở nên khó khăn.
7. Tăng lương
Trong thị trường lao động ngày nay, ứng viên có nhiều quyền lực trong quá trình đàm phán hợp đồng về chế độ lương thưởng. Xu hướng này được tạo do nhu cầu tuyển dụng đang tăng, đặc biệt đối với những ngành có lợi nhuận tăng trưởng không lường trước được.
Thị trường này dẫn đến mức tăng lương đáng kể cho những người tìm kiếm việc làm mới, nhưng cũng có thể gây ra vấn đề cho những nhân viên hiện tại, những người có mức tăng lương ít hơn.
>>> Xem thêm: CHIẾN LƯỢC TĂNG LƯƠNG: KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách lương thưởng rõ ràng, bao lâu sẽ tăng lương một lần và khi nào. Ngoài việc đảm bảo mức lương công bằng với mức lương của nhân viên mới, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến yếu tố lạm phát gia tăng.
Các bước xác định và khắc phục vấn đề lương thưởng
Từ nội dung phần trên, có thể thấy rằng rất nhiều sai lầm có thể mắc phải liên quan đến vấn đề lương thưởng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xây dựng kế hoạch lương thưởng rõ ràng, doanh nghiệp có thể khắc phục sự bất bình đẳng về lương và đảm bảo mình không rơi vào vòng lặp của các vấn đề về lương thưởng.
Các bước xác định và khắc phục vấn đề về lương thưởng
1. Nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thị trường thông qua các nền tảng như Payscale, LinkedIn, Glassdoor, thông tin lương thưởng trên các bài đăng tuyển dụng của đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thuê các công ty để thực hiện phân tích thị trường cho tổ chức của mình.
>>> Xem thêm: KHẢO SÁT LƯƠNG: TẠI SAO VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?
2. Thực hiện phân tích bình đẳng lương
Doanh nghiệp cần phải trả lương công bằng cho người lao động và không có sự phân biệt đối xử nào tạo ra khoảng cách về lương giữa các nhân viên. Đây không chỉ là yêu cầu mang tính pháp lý mà công giúp nhân viên có động lực làm việc hơn.
Ví dụ, Pfizer, công ty dược phẩm nổi tiếng, họ đã thực hiện một nghiên cứu về lương thưởng công bằng hàng năm. Trong nghiên cứu này, họ đánh giá sự bình đẳng về giới tính và nhóm thiểu số đối với mức lương cơ bản, tăng lương theo thành tích và các đặc quyền/tiền thưởng.
Các doanh nghiệp nên tiến hành phân tích sự công bằng về lương thưởng nội bộ ít nhất mỗi năm một lần. Điều này có thể giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các vấn đề về sự chênh lệch lương thưởng và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
3. Theo dõi các chỉ số về lương thưởng
Các chỉ số về lương thưởng là cần thiết vì chúng giúp đánh giá mức độ hiệu quả của việc trả lương đáp ứng các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Bằng cách đo lường các chính sách trả lương hiện tại, doanh nghiệp có thể biết được chính sách có đang hiệu quả hay không hoặc nên cải thiện hay không.
4. Xem xét trả lương dựa trên năng lực
Trả lương cho nhân viên dựa trên năng lực bao gồm các yếu tố về kỹ năng, kiến thức, nền tảng và kinh nghiệm của họ thay vì chỉ trả lương dựa trên chức danh công việc. Cơ cấu trả lương này thúc đẩy nhân viên đạt được mức lương mong muốn bằng cách cải thiện các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm thông qua đào tạo.
Ngoài ra, cách trả lương cho nhân viên này góp phần khắc phục các vấn đề về lương thưởng vì nó làm tăng tính minh bạch trong công ty. Nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về mức lương mà họ có thể nhận được và những gì họ cần làm để đạt được mức lương đó.
5. Phát triển hoặc đánh giá lại triết lý lương thưởng
Khi doanh nghiệp xác định được triết lý lương thưởng rõ ràng, các chuyên gia Nhân sự có thể thiết kế cơ cấu lương thưởng, quản lý các chương trình lương thưởng và phúc lợi, xây dựng gói lương thưởng cho nhân viên mới hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng triết lý lương thưởng phản ánh đúng những gì doanh nghiệp coi trọng về vấn đề lương thưởng. Khi doanh nghiệp xác định đúng hướng sẽ thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên, nâng cao năng suất làm việc và khuyến khích nhân viên ở lại và phát triển trong công ty.
6. Lập kế hoạch lương thưởng
Lập kế hoạch trả lương là một cách xây dựng chiến lược dài hạn để thu hút, giữ chân và khen thưởng nhân viên, gắn liền đó là các mục tiêu tài chính của công ty
Kế hoạch lương thưởng bao gồm cơ chế trả lương trong doanh nghiệp, cơ cấu tiền thưởng và thời điểm nhân viên sẽ được tăng lương. Kế hoạch lương thưởng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh, thu hút và giữ chân những nhân sự giỏi.
7. Đảm bảo tuân thủ pháp luật
Trước hết, doanh nghiệp cần khoanh vùng các lĩnh vực mà những thay đổi của nó có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp cần thay đổi các chính sách nội bộ của mình, thông báo cho nhân viên về những thay đổi và tiếp tục quan sát, cập nhật thông tin.
Ở các doanh nghiệp lớn, đã có sẵn đội ngũ pháp lý và cố vấn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc này. Còn ở các doanh nghiệp nhỏ hơn, có thể thuê các chuyên gia tư vấn để đảm bảo kế hoạch lương thưởng tuân thủ theo đúng pháp luật.
8. Thuê chuyên gia tư vấn về lương thưởng
Doanh nghiệp nên thuê chuyên gia tư vấn về lương thưởng nếu doanh nghiệp chưa có bộ phận lương thưởng và phúc lợi chuyên trách. Tư vấn về lương thưởng có thể hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách thiết lập mức lương và bảng lương cho các vị trí mới, thu thập dữ liệu đánh giá mức lương và đề xuất các cấu trúc thưởng. Điều này sẽ đặc biệt hữu ích nếu doanh nghiệp có các công việc đặc thù mà khó có thể tìm thấy nhiều thông tin trực tuyến.
9. Truyền thông minh bạch
Để cải thiện nhận thức của nhân viên về vấn đề lương thưởng công bằng, doanh nghiệp cần truyền đạt thông tin nhất quán, rõ ràng và minh bạch. Điều này đang trở thành chủ đề ngày càng phổ biến ở các công ty công nghệ.
Lời tuyên bố của Buffer về chính sách lương thưởng minh bạch
Có lẽ công ty có cách tiếp cận cấp tiến nhất là Buffer, công ty cung cấp bộ công cụ truyền thông mạng xã hội cho các tổ chức nhỏ, chia sẻ thông tin lương của nhân viên của họ trên trực tuyến để mọi người có thể xem. Trên trang Web lương của họ, Buffer tuyên bố, “Minh bạch là một trong những giá trị cốt lõi của chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy rằng nó xây dựng lòng tin, khiến chúng tôi chịu trách nhiệm và có thể thúc đẩy ngành của chúng tôi tiến lên”. Minh bạch là yếu tố cần thiết nếu doanh nghiệp cập nhật và thay đổi các chính sách về lương thưởng.
Kết luận
Việc các doanh nghiệp không chú trọng đến vấn đề lương thưởng trong tổ chức có thể ảnh hưởng đến chính năng suất làm việc của nhân viên và lợi nhuận của doanh nghiệp. Không chỉ gặp rắc rối về mặt pháp lý vì doanh nghiệp không trả lương công bằng mà còn phải đối mặt với việc nhân viên rời bỏ công ty vì những lời đề nghị hấp dẫn hơn ở những công ty khác. Do đó, để đảm bảo sự hài lòng của nhân viên, doanh nghiệp cần xác định các vấn đề về lương thưởng trong tổ chức của mình và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời.
XÂY DỰNG GÓI LƯƠNG THƯỞNG TỔNG THỂ TRONG 11 BƯỚC
Trong thời điểm các nhà tuyển dụng đang vật lộn để tìm kiếm, tuyển dụng và giữ chân nhân tài, cuộc cạnh tranh giành nhân lực trở nên thách thức hơn từng ngày. Một trong những điều đầu tiên mà nhân viên quan tâm trước khi nhận lời đề nghị công việc chính là gói lương thưởng mà họ nhận được. Thực tế, 83,4% nhân viên đánh giá lương thưởng là yếu tố hàng đầu khiến họ hài lòng khi làm việc.
PHƯƠNG PHÁP TRẢ LƯƠNG 3P VÀ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI
Phương pháp trả lương 3P (3P Compensation Model) là phương pháp trả lương dựa trên 3 yếu tố: vị trí công việc (Pay for Position), năng lực cá nhân (Pay for Person) và theo hiệu suất (Pay for Performance).
3 BƯỚC TẠO SỰ LIÊN KẾT GIỮA CHIẾN LƯỢC LƯƠNG THƯỞNG VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Chiến lược lương thưởng đóng một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự minh bạch khi đưa ra các quyết định về lương và phúc lợi trong tổ chức của doanh nghiệp. Với chính sách lương thưởng giúp doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài.
7 VẤN ĐỀ VỀ LƯƠNG THƯỞNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Nếu doanh nghiệp của bạn không xây dựng chế độ lương thưởng rõ ràng có thể dẫn đến việc nhân viên không hài lòng, làm giảm sút tinh thần, năng suất làm việc thấp và tỷ lệ thôi việc cao. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo mức mức lương thưởng cho nhân viên đủ hấp dẫn để họ gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp xác định và khắc phục các vấn đề về lương thưởng? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
VAI TRÒ CỦA NHÂN SỰ TRONG VIỆC QUẢN LÝ LƯƠNG THƯỞNG
Phương pháp quản lý lương thưởng hiện tại của doanh nghiệp bạn có đang mang đến hiệu quả hay bất lợi gì trong việc thu hút và giữ chân nhân viên hay không? Theo báo cáo của LinkedIn Talent Solutions gần đây, lương thưởng được xem là yếu tố ưu tiên hàng đầu số 1 đối với các ứng viên trên toàn thế giới.
KHẢO SÁT LƯƠNG: TẠI SAO VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?
Khảo sát lương là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu về mức lương cho các vị trí công việc cụ thể trong một ngành hoặc khu vực địa lý nhất định. Dữ liệu này được sử dụng để so sánh mức lương hiện tại với mức lương trung bình trên thị trường, giúp doanh nghiệp xác định mức lương cạnh tranh cho nhân viên của mình.
CHIẾN LƯỢC TĂNG LƯƠNG: KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và nguồn lực để xây dựng chiến lược tăng lương hiệu quả và áp dụng một cách bài bản. Chiến lược tăng lương hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích và góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC LƯƠNG CÔNG BẰNG VÀ HỢP LÝ
Thị trường lao động hiện nay đang trải qua nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những thay đổi trong môi trường kinh tế. Một số ngành nghề đã phải cắt giảm nhân sự, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao giảm đi.