Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Quan Trọng Nhất Là Chuyển Đổi Tư Duy
Tái cấu trúc doanh nghiệp (restructuring) là quá trình tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng là cấu trúc cũ của doanh nghiệp. Việc tái cấu trúc này nhằm mục đích là để khắc phục những yếu kém nội tại của doanh nghiệp. Đồng thời, việc làm này cũng giúp đưa ra những hướng đi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Thông thường, tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách toàn diện trên mọi khía cạnh từ cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, vận hành… Tuy nhiên, cũng tùy vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp mà kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp có thể lựa chọn cải tổ toàn diện hay chỉ ở một lĩnh vực nào đó.
Tái cấu trúc doanh nghiệp
Chẳng hạn, với một doanh nghiệp đang trì trệ ở bộ phận sản xuất, còn các bộ phận khác vẫn hoạt động tốt thì doanh nghiệp sẽ xem xét chỉ tái cấu trúc tại bộ phận sản xuất.
Tái cấu trúc khác với tái lập doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp khác với tái lập doanh nghiệp. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người lại dễ nhầm lẫn dẫn đến những đường hướng sai lầm cho doanh nghiệp.
Muốn đưa ra đường hướng đúng đắn nhất thì những người đứng đầu doanh nghiệp phải hiểu đúng khái niệm: Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Tái lập doanh nghiệp là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì tái cấu trúc doanh nghiệp chính là quá trình cải thiện các vấn đề nội tại của doanh nghiệp dựa trên nền tảng sẵn có. Còn tái lập doanh nghiệp thì rộng hơn với việc thiết lập, cải tổ, xây dựng dựa trên một nền tảng hoàn toàn mới.
Khi nào cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp?
Tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp bạn gặp nhiều khó khăn
Khi hiểu được khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp là gì thì chúng ta cần phải biết thêm khi nào cần phải tái cấu trúc? Tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Vấn đề hoạt động không hiệu quả, trì trệ có thể là do cơ cấu sai, chiến lược không hợp lý, quản lý không hiệu quả, không có sự phối hợp giữa các bộ phận, nguồn nhân lực yếu kém. Khi đứng trước các vấn đề này thì việc tái cấu trúc doanh nghiệp là một việc làm bức thiết.
- Tổ chức không xác định nổi chiến lược và kế hoạch.
- Đội ngũ lãnh đạo làm việc không hiệu quả.
- Cơ cấu tài chính chưa phù hợp, chưa chuẩn mực và thiếu các hệ thống, công cụ kiểm soát cần thiết.
- Quản trị nguồn nhân sự yếu kém.
- Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý.
Tái cấu trúc doanh nghiệp
Tóm lại, những dấu hiệu thường gặp cho thấy đã đến lúc một doanh nghiệp cần tái cấu trúc có thể chia thành 4 nhóm chính:
Nhóm bề mặt: gồm những biểu hiện rất dễ thấy, như doanh số giảm, thị phần thu hẹp, thất thoát tài sản, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh, mất kiểm soát nhiều mặt…
Nhóm cận mặt: gồm những biểu hiện liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh, như sự phối hợp kém giữa các bộ phận, chính sách kinh doanh không rõ ràng, chất lượng sản phẩm không ổn định, các hoạt động tiếp thị, bán hàng kém hiệu quả; khách hàng khiếu nại nhiều hoặc không thấy có khiếu nại gì, nhưng cứ lần lượt bỏ đi; công nợ nhiều, tồn kho cao…
Nhóm lớp giữa: gồm những biểu hiện không liên quan trực tiếp, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh như cán bộ, nhân viên (kể cả nhân viên văn phòng) làm việc không có mục tiêu rõ ràng; cấp quản lý bị cuốn vào giải quyết sự vụ, lặt vặt; quản lý cấp cao thụ động, nhân sự thay đổi liên tục hay “ổn định” theo kiểu chỉ toàn người cũ; cơ chế phân quyền kém, mọi việc đều do ông chủ quyết định…
Nhóm lớp sâu: gồm những “triệu chứng” rất khó phát hiện vì chỉ nằm ở tầng cao, không thấy dính dáng mấy đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Đó là sự thiếu vắng các cuộc họp cấp cao bàn về quản trị chiến lược; doanh nghiệp không có triết lý kinh doanh, không xây dựng và truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp không quan tâm đến mục tiêu dài hạn và định hướng phát triển lâu dài mà chỉ nhìn vào những mục tiêu ngắn hạn; các hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu đi theo kiểu làm ăn chụp giật; chỉ có chiến thuật, tác nghiệp mà không hề có chiến lược…
Những biểu hiện cho thấy doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc
Xuất phát từ hoạt động kinh doanh không hiệu quả, trì trệ do những sai lầm trong cơ cấu thì việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp là vô cùng cần thiết giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới.
Hy vọng với nội dung bài viết: “Tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp quan trọng nhất là chuyển đổi tư duy” mà HrOnline chia sẻ sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về tái tư duy doanh nghiệp và áp dụng hiệu quả tại doanh nghiệp mình.
15 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC LÀNH MẠNH
Văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một môi trường làm việc tích cực, qua đó tăng cường sự gắn kết của nhân viên, nâng cao năng suất lao động và sức khỏe tổng thể của doanh nghiệp.
7 MÔ HÌNH GẮN KẾT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Việc xây dựng một mô hình gắn kết nhân viên hiệu quả không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường nơi nhân viên cảm thấy có động lực cống hiến và cam kết với thành công của công ty. Chọn đúng mô hình gắn kết nhân viên chính là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cùng nhau đạt được mục tiêu chung và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
QUẢN TRỊ LÀ GÌ? QUẢN LÝ LÀ GÌ? SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ
Hiểu rõ sự khác biệt giữa quản trị và quản lý không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và thành công lâu dài. Vậy, quản trị là gì? Quản lý là gì? Và tại sao việc phân biệt hai khái niệm này lại quan trọng đối với doanh nghiệp? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC: TƯƠNG LAI CỦA QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI
Sự bùng nổ của các công nghệ số và tự động hóa đã thay đổi cách chúng ta làm việc, quản lý và tương tác với lực lượng lao động. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chuyển đổi số trong quản lý nhân sự đã trở thành một chủ đề “nóng” và liên tục được quan tâm trong lĩnh vực nhân sự.
CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN CUỐI NĂM
Đánh giá hiệu suất nhân viên cuối năm là một quy trình quan trọng trong mọi doanh nghiệp, giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về kết quả công việc của nhân viên trong suốt năm qua. Đây không chỉ là cơ hội để ghi nhận những nỗ lực, thành tựu của nhân viên mà còn là dịp để phân tích các điểm cần cải thiện, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp cho từng cá nhân và cả đội ngũ.
NHỮNG ÁP LỰC VÔ HÌNH MÀ GEN Z ĐANG GẶP PHẢI
Thế hệ Gen Z, gồm những người sinh từ năm 1997 đến 2012, đang phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại. Khác với các thế hệ trước, Gen Z lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ, với sự tiếp xúc gần như liên tục với mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.
8 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TỰ ĐỘNG HÓA TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN
Theo một khảo sát gần đây, các chủ doanh nghiệp nhỏ cho rằng xử lý bảng lương là một trong những hoạt động HR tốn thời gian nhất. Nhiều người cho biết họ mất trung bình khoảng năm giờ mỗi kỳ trả lương để tính toán thuế, nộp thông tin và phân bổ quỹ. Thậm chí, có những người phải dành khoảng 21 ngày mỗi năm cho những công việc này.
CÁC HÌNH THỨC CHẤM CÔNG PHỔ BIẾN - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP?
Chấm công, một công cụ quan trọng trong quản lý nhân sự, đóng vai trò thiết yếu trong việc theo dõi và ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp hiện nay có nhiều lựa chọn về hình thức chấm công, từ phương pháp truyền thống đến các giải pháp hiện đại và tự động hóa.