Tìm Hiểu Các Chỉ Số KPI Cho Quản Lý Sản Xuất
Đối với doanh nghiệp, việc tuyển dụng được những nhân viên sản xuất có tay nghề cao, đáp ứng tốt yêu cầu công việc là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, hạn chế tỷ lệ sai sót trong quá trình sản xuất để tối ưu hoá lợi nhuận. Vì vậy, việc xác định, thiết lập và đo lường các chỉ số KPI cho nhân viên, bộ phận sản xuất là việc rất cần thiết và quan trọng. Vậy bạn đã biết về các chỉ số và cách quản lý KPI sản xuất chưa? Hãy cùng HrOnline tìm hiểu về các chỉ số KPI sản xuất thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu các chỉ số KPI cho quản lý sản xuất
KPI cho quản lý sản xuất là gì?
KPI cho quản lý sản xuất chính là các chỉ số dùng để đánh giá và đo lường những quy trình mà các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng. Các chỉ số KPI chính là các yếu tố được mà tổ chức, doanh nghiệp sẽ dùng để theo dõi, phân tích và đánh giá quy trình sản xuất của họ. Bên cạnh đó, những tiêu chí này sẽ được sử dụng để đo lường mức độ thành công liên quan đến các mục tiêu sản xuất mà doanh nghiệp xác định trước đó.
KPI cho quản lý sản xuất là gì?
Mục đích cần đạt được khi thiết lập KPI cho quản lý sản xuất
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thì việc xác định, thiết lập và đo lường các chỉ số KPI là hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chỉ số KPI mà các doanh nghiệp thường áp dụng như: doanh số, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ khách hàng trung thành, tỷ lệ phế phẩm… được thiết lập cho bộ phận sản xuất và nhân viên sản xuất để có thể đo lường và đánh giá một phần kết quả làm việc của mỗi nhân viên, bộ phận. Từ đó, giúp phát hiện ra những lỗi mắc phải trong quy trình sản xuất và đưa ra biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Các chỉ số KPI cho quản lý sản xuất cần quan tâm
Tuỳ theo từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau của từng doanh nghiệp mà sẽ có các chỉ số đánh giá hiệu suất làm việc KPI tương ứng, phù hợp với từng vị trí công việc nhằm đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên một cách minh bạch, rõ ràng và chính xác nhất. Dưới đây là những chỉ số đánh giá KPI cho nhân viên trong quản lý sản xuất:
Các chỉ số KPI cho quản lý sản xuất cần quan tâm
Năng suất lao động mỗi nhân viên
Năng suất lao động của mỗi nhân viên sẽ được xác định dựa theo số lượng các sản phẩm mà nhân viên đó sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiều doanh nghiệp sẽ thực hiện so sánh năng suất lao động của các nhân viên với nhau để có thể thúc đẩy được tính cạnh tranh giữa các nhân viên, bộ phận...
Mục tiêu sản xuất
Các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng sản phẩm hay nhịp độ sản xuất được tạo ra để đánh giá chỉ số KPI sẽ tạo động lực để nhân viên sản xuất hoàn thành những mục tiêu cá nhân cần đạt được trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất.
Hiệu quả sản xuất tổng thể
Việc thiết lập chỉ số KPI này giúp các nhà quản lý đánh giá được tính hiệu quả trong việc sử dụng nhân công và máy móc. Từ đó, nhà quản lý sẽ có thể xác định và đưa ra các giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Tỷ lệ hàng lỗi
Trong sản xuất, việc tạo ra sản phẩm lỗi là điều khó có thể tránh khỏi. Để hạn chế tối thiểu các sản phẩm lỗi, nhà quản lý cần phải theo dõi khắt khe quá trình sản xuất cũng như xem tỷ lệ sản phẩm lỗi có nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được hay không. Việc giảm thiểu các sản phẩm lỗi là một trong những yếu tố giúp đạt được mục tiêu về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhịp sản xuất (Takt time)
Là tần suất hay thời gian để hoàn thành việc sản xuất một sản phẩm. Chỉ số KPI này dành cho nhân viên sản xuất nhằm giúp nhà quản lý xác định được vị trí còn hạn chế và tắc nghẽn trong một quy trình hoạt động một cách nhanh chóng.
Thời gian chết
Đây là chỉ số KPI quan trọng nhất cần phải được theo dõi, chỉ số liên quan đến thời gian máy móc ngừng hoạt động. Nếu máy móc không hoạt động việc sản xuất sẽ bị đình trệ gây thiệt hại về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, việc giảm thiểu tối đa thời gian chết cũng là một trong các cách giúp tăng lợi nhuận cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý KPI sản xuất hiệu quả
Như chúng ta đã thấy, việc thiết lập các chỉ số KPI cho quản lý sản xuất là việc vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Để có thể hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc quản lý đánh giá các chỉ số KPI cho nhân viên sản xuất, HrOnline cung cấp giải pháp phần mềm quản lý đánh giá KPI nhân viên sản xuất. Từ đó, nhà quản trị chỉ cần giám sát, quản lý theo KPI đã thiết lập. Giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành, nâng cao năng suất lao động của nhân viên góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý đánh giá HrOnline
Một số tính năng nổi bật:
Cho phép xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhân viên
- Hỗ trợ tính năng thêm mới, chỉnh sửa và xóa các tiêu chí đánh giá tại doanh nghiệp.
- Cho phép tạo các thông tin liên quan tới các tiêu chí đánh giá và hệ số đánh giá.
- Cập nhật những thông tin ghi chú liên quan đến tiêu chí đánh giá nhân sự.
Xây dựng kế hoạch đánh giá
- Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch đánh giá nhân sự.
- Cập nhật tất cả các chi tiết liên quan đến số lượng nhân viên và các tiêu chí đánh giá.
- Hiển thị chi tiết thời gian và tiến độ hoàn thành kế hoạch đánh giá.
Báo cáo kết quả đánh giá
- Cập nhật các thông tin chi tiết về kết quả đánh giá của mỗi nhân viên.
- Chấm điểm trung bình và xếp loại kết quả đánh giá theo từng tiêu chí đề ra.
Thông qua bài viết trên, hy vọng sẽ có thể cung cấp được những thông tin hữu ích về việc thiết lập KPI cho quản lý sản xuất. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp trong việc thiết lập KPI để tối ưu được quy trình vận hành cùng như nâng cao năng suất làm việc. Mọi thông tin thắc mắc về phần mềm quản lý đánh giá KPI nhân viên xin hãy liên hệ ngay qua hotline 0988 849 119 để nhận được tư vấn chi tiết hơn.
Xem thêm: Phần mềm KPI miễn phí

HRBP Model là gì? Cách triển khai HRBP hiệu quả trong doanh nghiệp
Mô hình HRBP (Human Resource Business Partner) là một phương pháp quản trị nhân sự hiện đại, trong đó bộ phận nhân sự không chỉ thực hiện các nhiệm vụ hành chính mà còn đóng vai trò như một đối tác chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai và tối ưu mô hình này.

9 Chỉ Số Quan Trọng Để Đo Lường Hiệu Suất Nhân Viên – CEO Cần Biết
Trong mọi doanh nghiệp, nhân viên là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, các CEO không thể chỉ dựa vào cảm tính mà cần một hệ thống đo lường rõ ràng. Việc đo lường hiệu suất nhân viên giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, tối ưu quy trình làm việc và ra quyết định nhân sự chính xác.

5 BÍ QUYẾT GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG THU HÚT ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
Trong thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc thu hút ứng viên tiềm năng là một thách thức lớn đối với các nhà tuyển dụng.

5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc lý do tại sao phải xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các bước để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công.

CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Đánh giá hiệu suất nhân viên là một quy trình quan trọng trong quản lý nhân sự, giúp đo lường và ghi nhận những đóng góp của nhân viên đối với công ty. Việc này không chỉ nhằm tôn vinh những thành tích và giá trị mà nhân viên mang lại, mà còn tạo ra cơ hội để cải thiện hiệu suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong tương lai.

AI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trong kỷ nguyên số, AI và tự động hóa đang dần trở thành những công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quản lý nhân sự. Liệu những công nghệ này có đơn thuần là những trợ lý đắc lực, hay sẽ là những nhà quản lý nhân sự thực thụ trong tương lai?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BURNOUT: 10 CHIẾN LƯỢC DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Tình trạng burnout đang trở thành một đại dịch thầm lặng trong các doanh nghiệp. Nhân viên cảm thấy quá tải, kiệt quệ, mất động lực và thậm chí còn trầm cảm. Những dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở những công việc căng thẳng mà còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau.

QUẢN LÝ THẾ HỆ GEN Z: 16 CHIẾN LƯỢC THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI TRẺ
Để quản lý thế hệ Gen Z, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các đặc điểm riêng của họ, từ đó triển khai những chiến lược phù hợp nhằm thu hút và giữ chân những tài năng trẻ này