Top 5 Câu Hỏi Giúp Doanh Nghiệp Đánh Giá Năng Lực Ứng Viên Khi Phỏng Vấn

19/08/2020 7703

Sau khi bước qua bước sàng lọc hồ sơ từ bộ phận nhân sự, nhân sự sẽ trình lên sếp tất cả các ứng viên có tiềm năng để tham gia phỏng vấn. Lịch phỏng vấn chỉ kéo dài trong vòng 2 ngày và công ty chỉ tuyển có 10 nhân viên trong khi có hơn 100 hồ sơ ứng tuyển. Khó khăn lại được đặt lên đầu bộ phận nhân sự và nhà quản lý, làm thế nào để chọn được 10 người thực sự tài giỏi để đồng hành cùng công ty trong 100 ứng viên đang chờ phỏng vấn.

 

Làm thế nào để thông qua những câu hỏi bộ phận nhân sự hoặc quản lý có thể đánh giá nhanh chóng năng lực của ứng viên. Bài viết hôm nay HrOnline sẽ chỉ giúp quý doanh nghiệp mẹo đánh giá ứng viên hiệu quả qua 5 câu hỏi phỏng vấn ngắn gọn.

 

Phỏng vấn nhân sự tại doanh nghiệp

 

Câu 1: Hãy cho ứng viên 1 phút để giới thiệu về bản thân ?

Đây tưởng chừng là câu hỏi đơn giản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hỏi và nhiều doanh nghiệp cho rằng nó không đánh giá được gì cả qua câu trả lời nhưng nếu doanh nghiệp bạn cũng nghĩ vậy là hoàn toàn sai. Trong vòng 1 phút để giới thiệu về bản thân 1 người là quá ít, chính vì thời lượng ít như thế nên thông qua câu hỏi này bạn sẽ xem được ứng viên sẽ cho bạn những thông tin gì, những thông tin đó có được sắp xếp logic không, hay phát biểu theo cảm tính của ứng viên: nhớ gì, nói đó.

 

Câu trả lời từ phía ứng viên sẽ giúp bạn xác định được khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin của ứng viên từ đó giúp nhà quản lý, nhân sự phân biệt được ứng viên đang ở mức nào. NHững ví dụ về câu trả lời của các ứng viên dưới đây sẽ giúp các nhà tuyển dụng xếp loại được năng lực giao tiếp của ứng viên đang ở mức độ: Yếu, Trung Bình, Khá hay Giỏi.

 

Ví dụ các trường hợp trả lời của ứng viên:

An: Dạ chào nhà tuyển dụng, em tên An, sinh năm 1995, quê Hưng Yên, dạ em xin hết ạ.

 

Bình: Em chào ban tuyển dụng Em tên là Văn Bình, Sinh năm 1999 năm nay em 21 tuổi ạ. Em sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình, Hiện tại em sống tại Hồ Chí Minh. Em đã có 2 năm kinh nghiệm trong ngành IT. Hôm nay gặp ban tuyển dụng để phỏng vấn em rất vui.

 

Nam: Chào ban tuyển dụng, em tên là Nguyễn Hoàng Nam năm nay em 24 tuổi, em sinh ra và lớn lên tại Hồ Chí Minh, Em tốt nghiệp trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính năm 2018, Khi còn đi học em có đạt giải 3 cấp trường về nghiên cứu khoa học với chủ đề: Xây dựng mã nguồn mở cho các doanh nghiệp. ra trường em gắn bó với công việc lập trình tại FPT được 2 năm. Hôm nay em rất vui khi tham dự phỏng vấn cùng công ty.

 

Hải: Chào ban tuyển dụng em tên là Phan Văn Hải, sinh năm 1994, năm nay em 26 tuổi, em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Em tốt nghiệp đại học năm 2017 tại Trường Đại học Mở Hà Nội chuyên ngành It. Bản thân khi còn đi học em đã đạt 2 giải tại cuộc thi về Công nghệ toàn quốc bao gồm: Giải khuyến khích cuộc thi nghiên cứu phần mềm sinh viên toàn quốc, giải nhì cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn quốc với chủ đề: “Ứng dụng công nghệ phần mềm trong việc bảo vệ môi trường”.

 

Em là người vui vẻ, hòa đồng, hoạt ngôn trong công việc, đa phần em dành thời gian vào việc tìm hiểu và khám phá những công nghệ phần mềm mới, còn lúc rảnh thì em hay ca nhạc xem phim về công nghệ...Hôm nay em rất vui khi có mặt tại buổi phỏng vấn tại doanh nghiệp mình.

 

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn

 

Từ những câu trả lời trên đây của 4 bạn ứng viên chúng ta sẽ nhìn nhận và đánh giá cụ thể được ứng viên đang ở trình độ nào để cho điểm ứng viên cho phù hợp. Nếu chịu khó lắng nghe và quan sát thì rõ ràng nếu tôi là doanh nghiệp bạn tôi sẽ cho điểm giỏi cho bạn Hải; điểm khá cho bạn Nam; điểm trung bình cho bạn Bình và điểm yếu cho bạn An. Bởi lẽ trong 1 một phút Hải là người đưa ra đầy đủ các thông tin mà tôi tin chắc các doanh nghiệp đều cần biết và từ những thông tin đó tôi có nhiều vấn đề khác nữa để hỏi Hải trong khi các ứng viên khác tôi không nhận được thông tin gì nổi bật. Thật vậy chỉ một câu hỏi đơn giản thôi bạn sẽ nhận biết được ứng viên có phù hợp với vị trí mà công ty bạn ứng tuyển hay không rồi.

 

Câu 2: Bạn biết công ty qua phương tiện nào và bạn hãy trình bày những hiểu biết của bạn về công ty ?

Câu trả lời này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ quan tâm và tìm hiểu của công ty, doanh nghiệp đối với ứng viên. Những ứng viên thực sự quan tâm đến công ty, doanh nghiệp bạn là những ứng viên sẽ chia sẻ tới bạn một cách chi tiết những công việc và những lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động. Bên cạnh đó nếu có những gì họ chưa hiểu họ sẽ có câu hỏi tới bạn. Câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp thật sự chọn được những nhân viên ưu tú muốn đồng hành cùng doanh nghiệp mình chứ không phải đi phỏng vấn cho có, cho vui…

 

Câu 3: Đề cập tới những nội dung công việc mà ứng viên đảm nhận và cho vài vấn đề trong nội dung đó để test lại một lần nữa kiến thức của nhân viên:

Sau khi những câu hỏi về hình thức đã hoàn thành doanh nghiệp bạn nên chuyển sang những câu hỏi về nội dung để test lại một lần nữa nội dung các công việc mà ứng viên đã ứng tuyển. Việc đưa ra những vấn đề về nội dung liên quan đến công việc sẽ giúp nhân sự và nhà quản lý đánh giá được năng lực thực sự của ứng viên, khả năng xử lý và các vấn đề liên quan đến nội dung. Từ đó quyết định xem ứng viên có phù hợp với vị trí này hay không.

 

Câu 4: Đề cập vấn đề lương với ứng viên để xem câu trả lời từ ứng viên ?

 

Hãy cụ thể về lương với ứng viên khi phỏng vấn 

 

Các doanh nghiệp không nên đưa ra mức lương mà tự cho ứng viên trả lời mức lương mình mong muốn. Việc cho ứng viên trả lời câu hỏi này để ứng viên xác định với những công việc mình cần làm thì mức lương mong muốn của họ là bao nhiêu. Nhờ câu hỏi này mà doanh nghiệp đỡ phải lo trả lời mức lương cho nhân viên bên cạnh đó cũng đỡ phải suy nghĩ trả hớ hoặc trả lương quá thấp so với năng lực của ứng viên.

 

Câu 5: Hỏi ứng viên thời gian có thể bắt đầu công việc ?

Câu hỏi này từ nhân sự hay nhà quản lý sẽ giúp nhận diện được các ứng viên về mức độ cần việc và quan tâm đến công việc cũng như xác định được chính xác độ sẵn sàng của ứng viên cho vị trí công việc này. Nếu ứng viên có thể bắt đầu ngay hoặc sau 1,2 ngày phỏng vấn chứng tỏ ứng viên cần việc, và có quyết định sẽ gắn bó cùng công ty, doanh nghiệp bạn.

 

Còn nếu ứng viên hẹn 3-10 ngày mới nhận việc chứng tỏ ứng viên còn những dự định và còn muốn cân nhắc thêm các job khác bên ngoài rồi mới quyết định nên làm tại doanh nghiệp bạn hay không. Theo kinh nghiệm từ việc nhiều năm làm công tác nhân sự tôi nhìn thấy đa số các ứng viên hẹn 3-10 ngày nhận viện xác suất họ nhận việc rất thấp cứ 10 người thì chỉ có 1 người đến nhận việc. Tuy nhiên 1 người đó cũng sớm nhảy việc nếu tìm được việc phù hợp sau đó.

 

Không phải hỏi quá nhiều câu hỏi để khai thác kỹ thông tin về ứng viên trong khi hiệu quả lại không có, vừa tốn thời gian phỏng vấn vừa không đem lại hiệu quả cao cho cuộc phỏng vấn. Chỉ ngắn gọn 5 câu hỏi trên đây mà HrOnline chia sẻ đã giúp bạn đánh giá đầy đủ và tổng thể nhất về từng ứng viên từ đó chọn ra những ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp mình. Hy vọng 5 câu hỏi trên đây mà HrOnline đúc kết sẽ giúp ích cho doanh nghiệp bạn trong việc lựa chọn những ứng viên thực sự tiềm năng và tài giỏi.

Nguồn: https://hronline.vn/kien-thuc-nhan-su

  • TAGS