Quản Lý Nhân Sự Ngành Khách Sạn
Theo số liệu khảo sát gần đây của Grant Thornton Việt Nam cho thấy hiện tại Việt Nam đang có 965 khách sạn 3-5 sao đang vận hành. Trong khi số khách sạn 3 sao và 4 sao gia nhập thị trường trong ba năm qua chỉ tăng hơn 20% thì số lượng khách sạn 5 sao tăng tới hơn 42%. Đây là phân khúc khắt khe nhất với các yêu cầu về vị trí, tiêu chuẩn dịch vụ, diện tích khách sạn với hầu hết là các nhà đầu tư nước ngoài.
Quản lý nhân sự ngành khách sạn
Tại TP.HCM, mặc dù công suất đạt mức lý tưởng 75,6% trong năm 2018 nhưng các nhà quản lý khách sạn 5 sao nhìn thấy mức độ cạnh tranh sẽ gia tăng trong những năm tới do nguồn cung tăng nhanh.
Ngành khách sạn được biết đến là một trong những ngành dịch vụ luôn có tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Cùng với đó, những lợi thế về môi trường làm việc, thu nhập, cơ hội thăng tiến, giao lưu với mọi tầng lớp trong xã hội… cũng rất hấp dẫn, thu hút nhiều người yêu thích theo đuổi. Thế nhưng hiện nay ngành khách sạn đang gặp nhiều vấn đề trong công tác nhân sự như:
Thời gian làm việc phức tạp theo ca:
Khác với những ngành còn lại nếu đi làm giờ hành chính từ 8h sáng đến 5h chiều thì nhân viên ngành khách sạn phải làm việc theo ca. một ngày dao động có tầm 3-4 ca làm việc và có khi nhân viên phải làm việc tới tận khuya. Đây cũng chính là khó khăn lớn nhất mà ngành khách sạn gặp phải chính vì thời gian làm việc phức tạp và phải xoay ca liên tục nên làm ảnh hưởng đến công việc cá nhân của nhân viên. Bên cạnh đó việc làm việc không theo giờ giấc khoa học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của nhân viên mỗi khi làm việc. Thường ngành khách sạn thường rất khó giữ chân nhân viên lâu dài vì lý do này.
Nhân viên khó giữ cảm xúc trong công việc:
Khác với những ngành khác ngành khách sạn là ngành cũng lắm những thị phi. Vì đối tượng vào khách sạn là bao gồm rất nhiều người và không thể nào kiểm soát được tác phong và đạo đức của họ. Đã từng rất nhiều lần xuất hiện trên báo những thông tin về khách hàng sàm sỡ nhân viên phòng, uy hiếp nhân viên khách sạn và có những biểu hiện quấy rối nhân viên khi làm việc. Chính những việc đó làm cho nhân viên không kìm chế cảm xúc của mình chửi và nói lên những lời lẽ thô tục lên khách hàng. Ngoài ra chính những cảm xúc và tâm trạng của nhân viên không tốt gây ảnh hưởng đến việc phục vụ khách hàng.
Lộ trình nghề nghiệp không rõ ràng:
Là ngành được nhiều sự quan tâm cũng hái về không ít doanh thu và chiếm thị phần lớn trong ngành dịch vụ nhưng về lộ trình nghề nghiệp của ngành khách sạn vẫn là bài toán mà không ai lý giải được. Từ một vị trí nhân viên buồng thì bao giờ bạn mới lên vị trí giám sát buồng, quản lý buồng, quản lý tầng...không một nhân viên nào có thể biết lộ trình bao lâu thì mình mới đạt vị trí đó để có thể cố gắng và đặt ra lộ trình làm việc cho bản thân.
Đau đầu vì quản lý số lượng nhân sự lớn:
Số lượng nhân sự của một khách sạn vừa và lớn ít nhất cũng dao động từ 100-300 nhân sự, mỗi nhân sự giữ một vai trò khác nhau và thuộc phòng ban khác nhau nên việc quản lý thường rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Bên cạnh việc nhiều nhân sự đặc thù của ngành khách sạn còn có sự phân ca trong công việc nên việc quản lý nhân sự khó khăn hơn bao giờ hết. Khó quản lý hết vfa nắm bắt nhanh chóng lượng nhân sự của khách sạn bên cạnh đó còn gây khó khăn cho công tác chấm công và tính lương hằng tháng.
Đau đầu trong việc quản lý nhân sự số lượng lớn
Khó quản lý giám sát với các chuỗi khách sạn nhiều chi nhánh:
Một khách sạn đã khó khăn trong việc quản lý, nhiều khách sạn lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt là nếu các khách sạn còn có sự khác biệt về khoảng cách địa lý thì đây là bài toán vô cùng nan giải. Doanh nghiệp bạn phải tốn rất nhiều chi phí cho việc giám sát nhân sự và chi phí cho việc triển khai các dự án của nhiều cửa hàng. Mặc khác việc khác biệt về khoảng cách địa lý sẽ gây khó khăn cho có người làm công tác nhân sự trong việc giải quyết các vấn đề của nhân viên. Giám đốc thì không biết ai là nhân viên nhà hàng mình, không kiểm soát được tất cả các chi nhánh làm việc một cách trực tiếp...
Chấm công thủ công, sai sót khi tính lương:
Một khách sạn vừa và lớn có hàng trăm nhân viên và nếu phát sinh thêm nhiều chi nhánh số lượng có thể lên con số cao hơn. Ngành khách sạn là ngành có sự phân công công việc đặc thù theo ca. Mỗi nhân viên được sắp xếp điều chỉnh ca liên tục sẽ gây khó khăn lớn trong việc chấm công và tính lương. Nhất là việc dùng những phương thức châm công truyền thống như chấm công nhờ file excel hay máy chấm công thông thường sẽ làm cho bộ phận nhân sự tốn nhiều thời gian trong việc kiểm soát công, tổng hợp công từ nhiều file và việc tính lương rất dễ bị sai.
Mâu thuẫn với nhân viên vì tính sai giờ làm việc, tăng ca:
Chính từ những khó khăn trong công tác chấm công cho nhân viên nên bộ phận nhân sự rất dễ tính công sai cho nhân viên. Mà chấm công sai cho nhân viên chắc chắn sẽ có mâu thuẫn xảy ra, Mâu thuẫn xảy ra nếu được giải quyết kịp thời theo chiều hướng tích cực thì nhân viên còn yên lòng tiếp tục ở lại khách sạn làm việc và cống hiến. Thế nhưng nếu ngược lại nhân viên không được giải quyết thỏa đáng lại còn bị trừ công vô tội họ sẽ có thái độ khi làm việc, làm việc thiếu trách nhiệm và có thể xin nghỉ việc tại khách sạn bạn để tìm môi trường mới chuyên nghiệp hơn.
Tốn quá nhiều thời gian vào việc phân ca, tìm người:
Như đã chia sẻ ở trên, nhân viên làm việc trong khách sạn 1 ngày có 3-4 ca làm việc và sự sắp xếp nhân sự là ngẫu nhiên tùy thuộc vào người quản lý. Tuy nhiên ngoài công việc tại khách sạn có khi nhân viên còn có công việc gia đình haowcj một job khác partime hoặc bận xử lý công việc nên không làm được như lịch đã được quản lý sắp xếp, họ phải đổi ca với nhân sự khác trong cùng vị trí, chính từ việc đổi ca ấy sẽ gây ảnh hưởng đến việc tính lương và chấm công sau này của nhân viên. Mặc khác chính vì sự sắp xếp nhân sự theo ca và phải có sự thay đổi ca liên tục giữa các nhân viên làm cho quản lý đau đầu mỗi khi phân ca và tìm người.
Tốn thời gian trong việc phân ca, tìm người
Không có công cụ đánh giá, tạo động lực cho nhân viên:
Ngành khách sạn là ngành ít thấy nhất những công cụ tạo động lực đánh giá cho nhân viên. Thường thì nhân viên đi làm xong nhiệm vụ thì về ngày qua ngày cũng chỉ như thế, ít thấy những khen thưởng cho nhân viên nếu làm việc tốt. Hay có những phần thưởng cho nhân viên nếu hoàn thành công việc và chỉ tiêu đề ra. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng dẫn đến sự chán nản của nhân viên trong công việc, mà quyết định không gắn bó lâu dài cùng ngành khách sạn
Lưu trữ tài liệu offline, quy trình đào tạo nhân viên phức tạp…
Đa số tài liệu tại tại các khách sạn hiện nay: công văn đến, công văn đi, giấy tờ, hóa đơn, thủ tục thuê phòng...là những tài liệu giấy và giấy tờ thì bạn biết rồi đây rất khó khăn trong việc lưu trữ và bảo quản. Bên cạnh đó quy trình đào tạo nhân viên cũng rất phức tạp không có quy trình rõ ràng và cụ thể nên ảnh hưởng đến công tác đào tạo và hướng dẫn nhân viên.
Là ngành có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, và có những đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia song ngành khách sạn vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý nhân sự. Hiểu được khó khăn đặc thù của ngành khách sạn trong việc quản lý nhân sự chúng tôi Hronline đã và đang cung cấp giải pháp phần mềm đặc thù dành riêng cho ngành Khách sạn, giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán nhân sự triệt để, nhanh chóng ổn định và phát triển doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí về phần mềm.

CÁC LOẠI PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN: 17 PHÚC LỢI MÀ MỌI HR NÊN BIẾT
Các phúc lợi của người lao động (lương thưởng gián tiếp) là những chương trình, chính sách hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho người lao động bên cạnh mức lương cơ bản.

PHƯƠNG PHÁP TRẢ LƯƠNG 3P VÀ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI
Ngày nay, thay vì chỉ trả lương cho nhân viên dựa trên số năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, các doanh nghiệp đang dần áp dụng hệ thống trả lương 3P.

7 VẤN ĐỀ VỀ LƯƠNG THƯỞNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Việc các doanh nghiệp không chú trọng đến vấn đề lương thưởng trong tổ chức có thể ảnh hưởng đến chính năng suất làm việc của nhân viên và lợi nhuận của doanh nghiệp.

VAI TRÒ CỦA NHÂN SỰ TRONG VIỆC QUẢN LÝ LƯƠNG THƯỞNG
Quản lý lương thưởng là một chức năng nhân sự quan trọng bao gồm các quá trình phân tích, xây dựng và quản lý tiền lương, phúc lợi cho mọi nhân viên trong tổ chức.

KHẢO SÁT LƯƠNG: TẠI SAO VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?
Khảo sát lương không chỉ đơn thuần là thu thập dữ liệu về mức lương mà còn là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong quản lý nhân sự và phát triển kinh doanh.

CHIẾN LƯỢC TĂNG LƯƠNG: KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Việc tăng lương không chỉ giúp doanh nghiệp thể hiện sự ghi nhận đối với những đóng góp của nhân viên, mà còn là động lực để họ nỗ lực làm việc và cống hiến nhiều hơn.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC LƯƠNG CÔNG BẰNG VÀ HỢP LÝ
Một mức lương công bằng và hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được những ứng viên tiềm năng và giữ chân được những nhân viên ưu tú.

CÁCH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
Việc tuyển dụng nhân sự hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đạt được thành công trong kinh doanh.