CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của thị trường kinh doanh, các doanh nghiệp mọc lên như “nấm”. Xu hướng mở rộng quy mô tăng một cách đột biến, đồng nghĩa với việc số lượng nhân sự cũng tăng theo, thậm chí kéo tới con số khổng lồ. Nhân sự luôn đóng vai trò cốt lõi, đóng góp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để có được những nhân sự tiềm năng thì không phải nhà quản trị nào cũng biết. Các phương pháp đánh giá nhân viên trên thị trường hiện nay cực kỳ đa dạng, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải cực kỳ sáng suốt trong việc lựa chọn một phương pháp phù hợp để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực. Cùng HrOnline tìm hiểu chi tiết các phương pháp đánh giá nhân viên trong phần dưới đây nhé!
Các phương pháp đánh giá nhân viên chuyên nghiệp
Phương pháp đánh giá nhân viên là gì?
Trong mọi khía cạnh liên quan đến nhân sự như quản lý tuyển dụng, quản lý đào tạo… thì giai đoạn quản lý đánh giá nhân viên luôn luôn chiếm một phần quan trọng không thể thiếu. Hiểu một cách đơn giản, đánh giá nhân viên chính là giải pháp để nhà quản trị có thể xác định được mức độ phù hợp của nhân viên đối với doanh nghiệp.. Sau quá trình để nhân viên tham gia thử việc tại doanh nghiệp, để đánh giá hiệu quả năng lực, thái độ, kỹ năng của nhân viên, buộc nhà quản trị phải đưa ra một bảng đánh giá thử việc khuôn mẫu nhất định. Nhằm vẽ ra bức tranh tổng quan nhất về toàn bộ quy chuẩn, cũng như khai thác tiềm năng phát triển của nhân viên.
Phương pháp đánh giá nhân viên là phương pháp đề cập đến quá trình đánh giá năng lực, hiệu suất làm việc của nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định hay một dự án cố định. Việc làm này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc giúp nhà quản trị xác định việc tăng lương - thăng chức hay nhắc nhở - kỷ luật nhân viên. Dựa trên việc đánh giá nhân viên, nhà lãnh đạo cũng dễ dàng có cơ sở để công nhận thành tích và phát triển nhân viên tiềm năng trong tương lai.
Mục đích của việc đánh giá nhân viên
Để hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân sự trong doanh nghiệp, nhà quản trị cần có phương pháp để đánh giá nhân viên hiệu quả nhằm khai thác tối đa nguồn nhân lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Việc đánh giá nhân viên không chỉ giúp doanh nghiệp xác định được năng suất mà nhân viên đóng góp mà còn giúp nhân viên biết được khả năng của mình đang ở đâu và có những biện pháp nhằm thúc đẩy khả năng làm việc. Dưới đây là chi tiết về lợi ích của việc đánh giá nhân viên đối với doanh nghiệp và nhân viên
Mục đích của việc đánh giá nhân viên là gì?
Mang lại lợi ích cho tổ chức
- Hỗ trợ nhân viên phát triển các kỹ năng còn thiếu sót
- Giải quyết các vấn đề bất ngờ xảy ra trước khi chúng ảnh hưởng đến năng suất của cả phòng ban
- Khuyến khích nhân viên đóng góp cho doanh nghiệp nhiều hơn bằng cách đưa ra lời khen và sự công nhận đối với nhân viên
- Giúp nhà quản trị đưa ra chế độ đãi ngộ một cách khách quan và hợp lý
Đem lại quyền lợi cho nhân viên
- Giúp nhân viên được nhà quản trị ghi nhận nỗ lực cố gắng trong công việc
- Xác định được khả năng của mình đến đâu. Từ đó, đề xuất những kế hoạch đào tạo nhằm bổ sung kỹ năng để tiếp tục phát triển
- Xác định được cụ thể các kỹ năng cần cải thiện trong từng lĩnh vực
- Xác định được cơ hội thăng tiến của nhân viên một cách rõ ràng
- Tạo động lực cho nhân viên, giúp họ cảm thấy mình là một phần thành công của dự án
5 Phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả
Một nhà quản trị chuyên nghiệp thì sẽ luôn tìm ra cách đánh giá nhân sự tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình. Một phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả sẽ giúp nhà quản trị xác định được năng suất làm việc của nhân viên một cách chính xác và khách quan. Dưới đây là 5 phương pháp đánh giá nhân viên mà các doanh nghiệp thường dùng.
Phương pháp xếp hạng theo cấp bậc
Đây là một phương pháp đơn giản và dễ sử dụng nhất. Với phương pháp này, nhà quản trị chỉ cần so sánh hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên với nhau, sau đó sắp xếp thứ hạng theo thứ tự từ trên xuống dưới và khen thưởng cho vài người đứng đầu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng được với những doanh nghiệp nhỏ. Bởi vì, đối với những doanh nghiệp lớn, việc đánh giá như thế này là không khách quan và không thực sự chính xác.
Phương pháp sử dụng bảng đánh giá năng lực nhân viên (theo điểm số)
Phương pháp sử dụng bảng điểm để đánh giá năng lực sẽ giúp nhà quản trị đánh giá nhân viên dựa trên các thang điểm số, có thể là thang điểm 10 hoặc thang điểm 100, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Phương pháp này chỉ ra rằng mọi nhân viên sẽ được đánh giá theo những tiêu chí mà nhà lãnh đạo đưa ra. Với mỗi tiêu chí hoàn thành thì sẽ được công nhận một giá trị điểm số nhất định. Phương pháp này tuy chính xác hơn phương pháp xếp loại theo cấp bậc nhưng lại mang tính chủ quan của người đánh giá.
5 Phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả
Phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc dựa trên KPI
KPI là một thuật ngữ khá quen thuộc trong doanh nghiệp. Chỉ số này được áp dụng với hầu hết các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả, nhà quản lý cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá, có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với từng phòng ban. Thông qua đó, đưa ra cách tính hiệu suất làm việc của nhân viên dựa trên bộ tiêu chí. Phương pháp này không những được sử dụng cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn mà còn sử dụng được cho rất nhiều loại hình doanh nghiệp.
Phương pháp tự đánh giá
Với phương pháp tự đánh giá, nhà quản trị sẽ để cho nhân viên của mình đánh giá năng lực bản thân thông qua bảng câu hỏi về tiêu chí mà các doanh nghiệp đưa ra. Đây được coi là một phương pháp trung thực giúp nhân viên tự nhận thức rõ được về khả năng của mình từ đó có những biện pháp để thúc đẩy bản thân phát triển nhiều hơn.
Phương pháp đánh giá thông qua phần mềm
Các phương pháp kể trên, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Nếu là phương pháp khách quan thì lại chỉ dùng được cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Nếu là phương pháp dùng được cho đa dạng loại hình doanh nghiệp thì lại không hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, phần mềm HrOnline ra đời với nhiều ưu điểm nổi bật bao gồm đánh giá KPI, đánh giá 360 và đánh giá ASK… Với 3 chức năng trong 1, phần mềm giúp doanh nghiệp với đa dạng loại hình và quy mô dễ dàng đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách khách quan và hiệu quả.
Đánh giá nhân viên chuyên nghiệp cùng phần mềm HrOnline
Việc đánh giá nhân viên theo các phương pháp truyền thống ngày nay đã không còn đạt được nhiều hiệu quả. Vì vậy, một trong các phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả, mang lại hiệu suất tối ưu là sử dụng phần mềm quản lý nhân sự HrOnline. Với nhiều tính năng nổi trội, HrOnline mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp toàn diện giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhân sự nói chung và đánh giá nhân sự nói riêng. Một trong những ưu điểm vượt trội của HrOnline là tính năng đánh giá KPI, 360, ASK. Với tính năng này, phần mềm giúp doanh nghiệp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhân viên. Thông qua đó lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng và tạo phiếu đánh giá linh hoạt nhằm trả kết quả đánh giá một cách nhanh chóng.
Đánh giá nhân viên chuyên nghiệp cùng phần mềm HrOnline
Cụ thể, HrOnline cho phép doanh nghiệp điều chỉnh trạng thái thêm, sửa và xóa tiêu chí đánh giá tại doanh nghiệp một cách linh hoạt. Đồng thời cho phép tạo thông tin liên quan đến nhóm đánh giá và hệ số đánh giá. Thông qua đó, cập nhật chi tiết số đối tượng và số tiêu chí đánh giá giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc xem xét, đánh giá nhân sự. Bên cạnh đó, chức năng tạo phiếu đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp thoi dõi mọi thông tin về mã phiếu, kỳ đánh giá, số đối tượng. Nhà quản trị cập nhật được chi tiết về kết quả của từng nhân viên một cách nhanh chóng, khách quan.
Các phương pháp đánh giá nhân viên trên thị trường ngày nay không thiếu. Tuy nhiên, tính hiệu quả cao thì không có nhiều. Vì vậy, việc dùng phần mềm quản lý nhân sự HrOnline thay thế là một phương pháp tối ưu. Với sự tin tưởng của hơn 5000 doanh nghiệp. Chi phí lại cực kỳ hợp lý. HrOnline đi đầu xu hướng giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự một cách hiệu quả, nhanh chóng. Liên hệ HrOnline ngay để biết thêm thông tin và tư vấn miễn phí nhé!
15 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC LÀNH MẠNH
Văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một môi trường làm việc tích cực, qua đó tăng cường sự gắn kết của nhân viên, nâng cao năng suất lao động và sức khỏe tổng thể của doanh nghiệp.
7 MÔ HÌNH GẮN KẾT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Việc xây dựng một mô hình gắn kết nhân viên hiệu quả không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường nơi nhân viên cảm thấy có động lực cống hiến và cam kết với thành công của công ty. Chọn đúng mô hình gắn kết nhân viên chính là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cùng nhau đạt được mục tiêu chung và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
QUẢN TRỊ LÀ GÌ? QUẢN LÝ LÀ GÌ? SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ
Hiểu rõ sự khác biệt giữa quản trị và quản lý không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và thành công lâu dài. Vậy, quản trị là gì? Quản lý là gì? Và tại sao việc phân biệt hai khái niệm này lại quan trọng đối với doanh nghiệp? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC: TƯƠNG LAI CỦA QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI
Sự bùng nổ của các công nghệ số và tự động hóa đã thay đổi cách chúng ta làm việc, quản lý và tương tác với lực lượng lao động. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chuyển đổi số trong quản lý nhân sự đã trở thành một chủ đề “nóng” và liên tục được quan tâm trong lĩnh vực nhân sự.
CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN CUỐI NĂM
Đánh giá hiệu suất nhân viên cuối năm là một quy trình quan trọng trong mọi doanh nghiệp, giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về kết quả công việc của nhân viên trong suốt năm qua. Đây không chỉ là cơ hội để ghi nhận những nỗ lực, thành tựu của nhân viên mà còn là dịp để phân tích các điểm cần cải thiện, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp cho từng cá nhân và cả đội ngũ.
NHỮNG ÁP LỰC VÔ HÌNH MÀ GEN Z ĐANG GẶP PHẢI
Thế hệ Gen Z, gồm những người sinh từ năm 1997 đến 2012, đang phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại. Khác với các thế hệ trước, Gen Z lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ, với sự tiếp xúc gần như liên tục với mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.
8 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TỰ ĐỘNG HÓA TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN
Theo một khảo sát gần đây, các chủ doanh nghiệp nhỏ cho rằng xử lý bảng lương là một trong những hoạt động HR tốn thời gian nhất. Nhiều người cho biết họ mất trung bình khoảng năm giờ mỗi kỳ trả lương để tính toán thuế, nộp thông tin và phân bổ quỹ. Thậm chí, có những người phải dành khoảng 21 ngày mỗi năm cho những công việc này.
CÁC HÌNH THỨC CHẤM CÔNG PHỔ BIẾN - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP?
Chấm công, một công cụ quan trọng trong quản lý nhân sự, đóng vai trò thiết yếu trong việc theo dõi và ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp hiện nay có nhiều lựa chọn về hình thức chấm công, từ phương pháp truyền thống đến các giải pháp hiện đại và tự động hóa.