TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THỬ VIỆC

13/06/2022 1299

Đánh giá nhân viên thử việc là bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến. Điều này giúp cho doanh nghiệp biết được khả năng của nhân viên. Từ đó, đưa ra quyết định lựa chọn nhân viên cho vị trí đó hay không. Đối với hình thức đánh giá nhân viên sau khi hết thời gian thử việc, nhà quản trị thường dùng bảng đánh giá nhân viên thử việc hoặc đánh giá bằng hình thức phỏng vấn. Tùy thuộc vào điều kiện, môi trường và thời điểm mà nhà lãnh đạo sẽ có phương án đánh giá nhân viên phù hợp và khách quan. Cùng HrOnline tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng của bảng đánh giá nhân viên thử việc trong phần dưới đây!

Tầm quan trọng của bảng đánh giá nhân viên thử việc

Tầm quan trọng của bảng đánh giá nhân viên thử việc

Tại sao cần đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc?

Quá trình thử việc là thời gian để nhân viên mới thể hiện năng lực và làm quen với môi trường làm việc để quyết định sự phù hợp của mình liệu có gắn bó lâu dài được với doanh nghiệp hay không. Bên cạnh đó, thời gian thử việc của nhân viên mới cũng là giai đoạn để làm quen với các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp hợp tác cùng nhau làm việc. Sau khi thời gian thử việc kết thúc, nhà quản lý sẽ tiến hành đánh giá và đưa ra những lời nhận xét, góp ý về năng lực, thái độ làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm của nhân viên đối với công việc và khả năng làm việc nhóm của ứng viên đó. Từ đó, sẽ đưa ra quyết định về sự phù hợp của ứng viên đối với môi trường, văn hóa doanh nghiệp.

Để đánh giá ứng viên một cách chi tiết, hiệu quả, nhà quản trị cần xây dựng bảng đánh giá nhân viên thử việc một cách cụ thể với đầy đủ các tiêu chí cần có. Việc đánh giá  này là một quy trình quan trọng trong tuyển dụng. Kết quả đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực, tiền bạc và thời gian của cả hai bên. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần chú trọng đánh giá nhân viên một cách hiệu quả, khách quan.

Các tiêu chí nhận xét, đánh giá nhân viên thử việc

Để đưa ra được một bảng đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả, chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng cần xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên một cách cụ thể đảm bảo được những tiêu chí chung sau:

Đánh giá qua thái độ làm việc của nhân viên

Thái độ là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá sự phù hợp của một nhân viên đối với vị trí, yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Nó có thể quyết định tới 90% sự thành công của ứng viên để được nhận vào doanh nghiệp làm việc. Một nhân viên có kiến thức và trình độ chuyên môn cao, nhưng mắc khuyết điểm về thái độ, thì nhà quản lý cũng nên đặt sự cân nhắc cẩn thận trước khi lựa chọn. Năng lực làm việc có thể đào tạo để phát triển hơn. Tuy nhiên một thái độ làm việc tốt thì không phải nhân viên nào cũng có.

Thái độ được thể hiện qua hai yếu tố:

  • Tinh thần trách nhiệm: Tinh thần trách nhiệm đối với cá nhân và với những công việc chung của tập thể
  • Tính kỷ luật: Ứng viên cần tự ý thức mình với những nguyên tắc, chính sách mà nhà quản trị đưa ra. Điều này thể hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và sẵn sàng tuân thủ mọi điều luật của doanh nghiệp

Các tiêu chí nhận xét, đánh giá nhân viên thử việc

Các tiêu chí nhận xét, đánh giá nhân viên thử việc

Đánh giá qua kỹ năng làm việc của nhân viên

Kỹ năng làm việc bao gồm rất nhiều yếu tố như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục… Tùy thuộc vào đặc thù của từng công việc mà sẽ cần có những kỹ năng riêng biệt. Nhân viên cần liên tục cải thiện kỹ năng làm việc nhằm trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trong công việc. 2 kỹ năng chính mà bắt buộc ứng viên nào cũng cần có trong môi trường làm việc có thể kể đến như:

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng cần thiết đối với mỗi một ứng viên. Bất kỳ một dự án hay chiến dịch nào đều cần sự kết hợp của nhiều bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Bởi vậy, trong quá trình thử việc, nhà quản trị cần cẩn thận quan sát khả năng làm việc nhóm của ứng viên, khả năng trao đổi thông tin, kết hợp của ứng viên với các bộ phận khác trong việc giải quyết vấn đề, kiểm soát tiến độ công việc.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Điều này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng quản lý deadline của công việc, từ đó đánh giá nhân viên có hoàn thành đúng tiến độ công việc và đảm bảo được mục tiêu chung hay không.

Đánh giá thông qua kiến thức của nhân viên

Kiến thức là một tiêu chí giúp nhà quản trị khai thác được tiềm năng của nhân viên. Biết được năng lực tư duy của ứng viên qua các bằng cấp, trình độ học vấn sẽ giúp nhà quản trị có một cái nhìn tổng quan về năng lực của ứng viên trong giai đoạn thử việc.

Kiến thức là thứ có thể cải thiện và phát triển. Vì vậy, nhà quản trị chỉ nên đánh giá kiến thức của nhân viên thông qua một mức độ nhất định và quyết định lựa chọn ứng viên thông qua những tiêu chí khác quan trọng hơn như thái độ làm việc và kỹ năng giải quyết vấn đề.

2 Hình thức đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc là một giai đoạn vô cùng quan trọng giúp nhà quản trị tìm ra những ứng viên tiềm năng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Hiện nay, có 2 hình thức đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc được doanh nghiệp lựa chọn:

Đánh giá nhân viên thông qua bảng đánh giá thử việc

Phương pháp này được thực hiện thông qua phiếu và bảng khảo sát có sẵn. Đây là dạng điền thông tin dành cho ứng viên và nhà quản trị. Thông qua một số yếu tố như khối lượng công việc, tinh thần thái độ, hiệu suất làm việc… mà nhà quản trị sẽ đưa ra mức đánh giá phù hợp dành cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc đưa ra cách tính hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ giúp nhân viên có một cái nhìn cụ thể về năng lực làm việc của mình một cách minh bạch, rõ ràng.

Hai hình thức đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Hai hình thức đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Đánh giá nhân viên thông qua hình thức phỏng vấn

Đây là phương pháp được phần lớn doanh nghiệp lựa chọn. Thông qua buổi phỏng vấn, doanh nghiệp sẽ không chỉ đánh giá được năng lực, nhu cầu, mong muốn của nhân viên trong tương lai, mà còn lắng nghe những khó khăn, thắc mắc của nhân viên về doanh nghiệp. Phương pháp này tuy mang lại sự thoải mái, tự nhiên cho ứng viên và người phỏng vấn, nhưng nó lại không mang lại được hiệu quả cao khi thời gian phỏng vấn có hạn và nhà quản trị thì không thể khai thác hết tiềm năng của ứng viên một cách triệt để.

Đánh giá nhân viên hiệu quả cùng HrOnline

Bảng đánh giá nhân viên thử việc giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc đánh giá hiệu suất công việc tổng thể và chi tiết của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng bảng đánh giá nhân viên không là chưa đủ. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nhân sự mới là cực kỳ nhiều thì xu hướng dùng một phần mềm đánh giá nhân viên trở nên tối ưu hơn. 

Nổi bật trong số đó là phần mềm quản lý nhân sự HrOnline. Với tính năng “Đánh giá KPI, ASK, 360” chuyên nghiệp. Phần mềm giúp tối đa hóa quy trình đánh giá hiệu của công việc của nhân viên thử việc dựa trên thái độ, kỹ năng làm việc và hiệu suất công việc đạt được. Từ việc lên kế hoạch đánh giá cụ thể cho từng đối tượng cá nhân đến việc đánh giá chéo giữa các nhân viên, bộ phận, phòng ban. Phần mềm giúp hiển thị kết quả một cách công bằng, khách quan. Ngoài ra, phần mềm thường xuyên cập nhật thông tin chi tiết về kết quả đánh giá của nhân viên nhằm giúp nhà quản trị có thể xếp loại và đánh giá nhân viên theo từng tiêu chí đã được đề ra.

Đánh giá nhân viên hiệu quả cùng HrOnline

Đánh giá nhân viên hiệu quả cùng HrOnline

Bên cạnh tính năng đánh giá KPI, HrOnline còn tích hợp được nhiều tính năng với các ưu điểm nổi bật hàng đầu có thể kể đến như: quản lý ngân sách, quản lý tuyển dụng, quản lý đào tạo… Quá trình quản lý nhân sự chưa bao giờ là dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng HrOnline sẽ trở thành vũ khí, mang đến nhiều giải pháp đến cho doanh nghiệp. Hơn 5000 doanh nghiệp đã và đang sử dụng phần mềm HrOnline để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự. Phần mềm hiện đang chiếm sóng hầu hết trên thị trường hiện nay. Liên hệ ngay HrOnline để được hưởng ưu đãi và tư vấn miễn phí nhé!