TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN CÓ BẢNG ĐÁNH GIÁ KPI CỦA KẾ TOÁN

20/05/2022 1134

Đối với doanh nghiệp, KPI là một trong những chỉ số quan trọng giúp xác định được chất lượng làm việc của nhân viên nói riêng và của doanh nghiệp nói chung. Đồng thời đây cũng là một trong những căn cứ để quy định mức lương, thưởng đối với các vị trí công việc khác nhau. KPI phòng kế toán cũng rất quan trọng. Ngày nay trên thị trường không thiếu những bảng đánh giá KPI kế toán giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ hiệu quả công việc. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp quy mô lớn, sử dụng bảng đánh giá KPI kế toán là chưa tối ưu. Cùng HrOnline tìm hiểu kỹ hơn về KPI phòng kế toán và cách xây dựng KPI phòng kế toán trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao doanh nghiệp cần có bảng đánh giá KPI của kế toán?

Tại sao doanh nghiệp cần có bảng đánh giá KPI của kế toán?

Vai trò của KPI đối với doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về chỉ số KPI của phòng kế toán, cùng điểm qua một số vai trò của KPI nói chung đối với doanh nghiệp: 

  • Đo lường được mục tiêu hoạt động

Các chỉ số KPI hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đo lường, đánh giá các chỉ tiêu đã đề ra. Từ đó, nhà quản trị sẽ biết được mình đang gặp vấn đề ở giai đoạn nào và có phương pháp điều chỉnh để hoàn thành mục tiêu nhanh hơn.

  • Giúp nhân viên nắm bắt được thông tin quan trọng

KPI xây dựng nên một bức tranh tổng quan về hiệu suất tổng thể tại một doanh nghiệp. Nếu nhân viên có thể nắm bắt được các thông tin quan trọng sẽ có thể tạo ra nguồn động lực để có thể nỗ lực hơn, hướng đến mục tiêu cốt lõi chính là dành được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhất định.

  • Tạo môi trường học hỏi 

Khi có vấn đề không hiểu về các chỉ số KPI, mọi người sẽ có cơ hội để trò chuyện với các cá nhân hoặc bộ phận cụ thể có liên quan tới KPI. Tạo cơ hội để nhà quản trị có thể giảng giải truyền đạt cho các nhân viên của mình về các cách làm các việc khác nhau, từ đó giúp các công việc đó sẽ được thực hiện hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu đề ra.

  • Tạo nguồn động lực cho nhân viên

Nhân viên có năng lực và làm việc có hiệu quả hay không đều được phản ánh rõ ràng nhất thông qua các chỉ số đánh giá KPI. Nhà quản trị có thể dựa vào kết quả KPI để tuyên dương và dành những phần thưởng có giá trị cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc.

  • Khuyến khích tinh thần trách nhiệm

Các chỉ số KPI khuyến khích tinh thần trách nhiệm đối với công việc không chỉ đối với nhân viên, bộ phận mà còn đối với nhà quản lý. Cũng vì điều đó mà hầu như các doanh nghiệp hiện nay điều đang triển khai và xây dựng một hệ thống quản lý KPI vô cũng chặt chẽ.

Vai trò của KPI đối với doanh nghiệp

Vai trò của KPI đối với doanh nghiệp

Khái niệm chỉ số KPI phòng kế toán

KPI thực chất là bộ “chỉ số đo lường” dùng để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong một doanh nghiệp. KPI được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong công cuộc xây dựng, quản lý hệ thống của một doanh nghiệp. Hay nói cách khác, KPI chính là mục tiêu công việc mà tổ chức, phòng ban, hay các nhân cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung đồng thời cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua bảng đánh giá KPI nhân viên. Từ đó, biết được nhân viên có đạt được mục tiêu hay không.

Đối với KPI phòng kế toán, việc áp dụng KPI đối với nhân viên sẽ giúp đánh giá mức độ thực hiện công việc, phản ánh mức độ hoàn thành các mục tiêu cá nhân của nhân viên và bộ phận kế toán. KPI phòng kế toán sẽ được thể hiện qua số liệu, chỉ tiêu định lượng… khác nhau và phải phù hợp với đặc thù riêng của phòng kế toán.

Tùy thuộc vào từng phòng ban kế toán ở các doanh nghiệp khác nhau mà hệ thống KPI được áp dụng cũng sẽ khác nhau để vừa làm mục tiêu, vừa làm thước đo cho công việc của nhân viên nói riêng và của doanh nghiệp nói chung.

Cách lập KPI phòng kế toán cho doanh nghiệp

Kế toán là một trong những bộ phận nắm giữ vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Vì vậy mà, việc xây dựng KPI cho phòng ban kế toán cũng cần có quy trình để đảm bảo hoàn thành mục tiêu công việc đúng hạn. Dưới đây là những bước cơ bản trong quy trình xây dựng KPI cho phòng ban kế toán:

Bước 1: Xác định ai là người xây dựng KPI phòng kế toán

Ở bước đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ vai trò và vị trí của những người đứng đầu và có vai trò quyết định đến mục tiêu và kết quả của KPI phòng kế toán. Đối với bước này, doanh nghiệp có thể xác định theo hai cách đó là: 

  • Phòng kế toán tự xây dựng KPI cho chính phòng ban của mình và người đứng đầu bộ phận kế toán - kế toán trưởng sẽ là người giám sát từng mục tiêu công việc KPI đã đề ra. Với phương pháp này, bộ KPI sẽ phát huy hiệu quả tối đa vì kế toán trưởng sẽ hiểu được cụ thể và chính xác tình hình của phòng ban mình, từ đó đưa ra mức KPI phù hợp với khả năng của từng nhân viên trong bộ phận. Đồng thời, việc theo dõi sát sao từng chỉ tiêu đề ra sẽ giúp kế toán trưởng có những biện pháp khắc phục kịp thời đối với những sự cố bất ngờ xảy ra.
  • Đội ngũ quản lý cấp cao sẽ là người đưa ra bộ tiêu chí đánh giá KPI cho phòng kế toán hoặc phòng kế toán áp dụng bộ KPI dùng chung cho doanh nghiệp. Tuy đây là phương pháp khách quan nhưng quản lý cấp cao lại khó có thể hiểu được cụ thể  tình hình thực tế của từng phòng ban. Vì vậy, rất khó để các nhà quản trị có thể thực hiện theo dõi chi tiết, đánh giá hiệu quả công việc của từng phòng ban chính xác.

Cách lập KPI phòng kế toán cho doanh nghiệp

Cách lập KPI phòng kế toán cho doanh nghiệp

Bước 2: Đánh giá các tiêu chí cần có của KPI

Để có thể thu hẹp một cách triệt để các tiêu chí đo lường của KPI phòng kế toán, trưởng phòng kế toán (kế toán trưởng) sẽ là người đánh giá các tiêu chí cần thiết phải có của KPI dựa trên bản mô tả công việc.

Tỷ lệ hoàn thành công việc sẽ chính xác hơn khi thực hiện hạch toán. Ngoài ra, khả năng xây dựng, làm báo cáo cũng như phân tích chỉ số tài chính của doanh nghiệp cũng buộc phải đáp ứng đúng thời hạn.

Bước 3: Xây dựng chỉ số KPI cho kế toán

Khi xây dựng chỉ số KPI cho phòng kế toán, doanh nghiệp cần đảm bảo được các yếu tố có trong KPI sẽ gắn bó chặt chẽ với các mục tiêu cụ thể được đưa ra tại phòng kế toán. Sau khi thống nhất KPI với các mục tiêu mà phòng kế toán đưa ra, người xây dựng KPI cần ứng dụng các tiêu chí SMART (mục tiêu cụ thể - mục tiêu đo lường được - mục tiêu có thể đạt được - mục tiêu thực tế - mục tiêu có thời hạn cụ thể) để đánh giá chính xác từng chỉ số thực hiện từng công việc.

HrOnline - Phần mềm quản lý KPI đánh giá nhân viên 

Bảng đánh giá KPI của kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu để đánh giá hiệu quả công việc của phòng ban kế toán. Tuy nhiên việc dùng bảng KPI mẫu đánh giá vẫn là một công việc thủ công, đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ của mỗi nhân sự nhận nhiệm vụ. Vì vậy, việc dùng một phần mềm thay thế như HrOnline là rất cần thiết. Với đầy đủ tính năng và ưu điểm nổi trội, HrOnline đã thành công giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được quá trình đánh giá KPI. Đánh giá thực tế, HrOnline chính là sự ưu tiên số 1 của hơn 5000 doanh nghiệp.

Với HrOnline, nhà quản trị được phép thiết lập các tiêu chí đánh giá KPI tại doanh nghiệp theo ý muốn của mình. Ngoài ra, có thể dễ dàng tạo các thông tin liên quan tới các tiêu chí đánh giá và thiết lập hệ số đánh giá KPI.

 

HrOnline - Phần mềm quản lý đánh giá nhân viên

HrOnline - Phần mềm quản lý đánh giá nhân viên

Hệ thống cho phép nhà quản trị xây dựng các kế hoạch đánh giá KPI tại doanh nghiệp theo ý muốn của mình. Cập nhật thông tin chi tiết các đối tượng, phòng ban và các tiêu chí đánh giá một cách toàn diện. Ngoài ra, hệ thống sẽ hiển thị thông tin chi tiết về thời gian và tiến độ hoàn thành kế hoạch đánh giá.

Từng nhân viên sẽ được chấm điểm trung bình và xếp loại kết quả đánh giá theo từng tiêu chí. Và kết quả đánh giá của từng nhân viên sẽ được cập nhật và báo cáo một cách trực quan, từ đó đánh giá chính xác năng lực của nhân viên. Liên hệ ngay với HrOnline để được tư vấn chi tiết và dùng thử miễn phí nhé!