Giảm Sát Hiệu Suất Công Việc Hiệu Quả Với Phần Mềm Quản Lý KPI
Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, chỉ số KPI là một trong những con số thể hiện rõ ràng nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, hiệu suất của từng cá nhân cũng như phòng ban. Điều này cho chúng ta thấy được vai trò của KPI quan trọng thế nào đối với công ty. Và khi công tác quản lý và đánh giá KPI không được thực hiện chính xác, minh bạch, nhà lãnh đạo rõ ràng rất khó nắm bắt được tình hình phát triển của doanh nghiệp. Đó chính là lý do các doanh nghiệp cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm quản lý KPI riêng biệt. Vậy phần mềm quản lý KPI là gì? Vì sao doanh nghiệp phải ứng dụng phần mềm quản lý KPI cho công tác vận hành công ty? Bài viết dưới đây sẽ trả lời thắc mắc cho bạn.
Phần mềm quản lý KPI
Định nghĩa phần mềm quản lý KPI
Phần mềm quản lý KPI là ứng dụng công nghệ trong việc quản lý và đánh giá KPI trên một nền tảng tập trung và thống nhất. Phần mềm cho phép doanh nghiệp nhập các thông tin, chỉ tiêu định lượng vào hệ thống, từ đó cung cấp công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc theo mục tiêu của từng tổ chức/cá nhân. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự hiệu quả, minh bạch hơn.
Các yêu cầu cơ bản với phần mềm quản lý KPI
- Phần mềm quản lý KPI cơ bản cần đảm bảo các thao tác xây dựng các chỉ tiêu đánh giá dựa vào các dữ liệu đầu vào như thông tin khách hàng, hợp đồng, chi phí thực hiện, quy trình thực hiện dự án, mức độ khả thi…
- Ngoài các thông tin chỉ tiêu được đề xuất, phần mềm quản lý KPI cần có hệ thống quản lý, ghi nhận dữ liệu chặt chẽ và chính xác, từ đó theo dõi các thông tin công việc đã hoàn thành và tiến hành kiểm duyệt, đánh giá kết quả và mức độ hoàn thiện công việc được đề xuất đó.
- Phần mềm quản lý KPI cần có tính năng phân quyền chức danh và bộ phận cho từ đối tượng sử dụng, cho phép nhân viên hoặc nhóm nhân viên có thể thao tác các báo cáo công việc hoàn thành trên hệ thống, cũng như theo dõi được danh sách các công việc được phân công cụ thể cho họ.
- Bên cạnh việc phân quyền chức năng và bộ phận thì tính năng phần quyền các cấp duyệt cho nhân viên phụ trách, đảm bảo công việc được giám sát và đưa ra quyết định chỉnh sửa kịp thời nếu có.
- Phần mềm quản lý KPI không chỉ báo cáo chi tiết và liên tục tiến độ làm việc của nhân viên, việc so sánh kết quả đánh giá theo khoảng thời gian cho phép doanh nghiệp nắm bắt tình hình kết quả kinh doanh tức thời mà từng nhân viên đã đạt được cho tới thời điểm hiện tại.
Các yêu cầu cơ bản cần có trong phần mềm quản lý KPI
Lợi ích của phần mềm quản lý KPI
Ngoài việc đo lường, đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc của nhân sự, phần mềm quản lý KPI còn mang lại nhiều lợi ích riêng biệt khác như:
Cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất về KPI
Thông qua phần mềm quản lý KPI, mọi dữ liệu liên quan đến chỉ tiêu, tỷ lệ hoàn thành, chiều hướng thực hiện KPI đều tự động cập nhật dưới dạng biểu đồ hoặc bảng thông tin tổng hợp. Nhà quản lý có thể theo dõi dữ liệu nhanh nhất, chính xác nhất về thông số KPI của cá nhân cũng như từng bộ phận phòng ban trong công ty theo thời gian thực.
Xóa bỏ hoạt động nhập số liệu, tính toán thủ công
Ở một số phần mềm quản lý KPI, các tính năng không chỉ dừng lại ở việc tự động hóa tính toán và đưa ra kết quả đánh giá, nhà quản lý được quyền thiết lập công thức tính KPI riêng biệt theo từng cá nhân và phòng ban quản lý.
Đảm bảo nhân viên thực hiện đúng các công việc và trách nhiệm được giao
Phần mềm quản lý KPI không chỉ tập trung vào hiệu suất chung của doanh nghiệp, các quy trình cũng như nhân viên trong các bộ phận như bán hàng, tiếp thị thị trường, trung tâm chăm sóc khách hàng… đều được kiểm soát và quản lý chặt chẽ.
Lợi ích của phần mềm quản lý KPI
Phần mềm hỗ trợ công tác quản lý KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Như chúng ta đã thấy, việc doanh nghiệp ứng dụng phần mềm tính KPI trong công tác quản lý và đánh giá hiệu suất công việc là vô cùng cần thiết. Phần mềm HrOnline là giải pháp hỗ trợ quản lý kết quả đánh giá các chỉ số KPI cho doanh nghiệp hiệu quả. HrOnline tối ưu hóa quá trình vận hành, từ đó nâng cao năng suất hoạt động của đội ngũ nhân viên, góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp với những tính năng quản lý KPI nổi bật như:
- Hỗ trợ công cụ xây dựng, chỉnh sửa bộ tiêu chí đánh giá nhân viên.
- Cập nhật và hiển thị tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến số lượng nhân viên, thời gian và tiến độ hoàn thành, các tiêu chí xét duyệt... trên một bản kế hoạch đánh giá nhân sự.
- Tự động chấm điểm trung bình và xếp loại kết quả đánh giá của mỗi nhân viên theo từng tiêu chí đã được đề ra.
HrOnline hỗ trợ công tác quản lý KPI hiệu quả
Phần mềm quản trị KPI hỗ trợ nhà điều hành thu thập, sắp xếp, triển khai và theo dõi các mục tiêu chiến lược trọng yếu của doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều giải pháp phần mềm tiên tiến và hiện đại. Việc tìm kiếm phần mềm quản lý KPI phù hợp với quy trình vận hành kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định hướng đi đúng đắn và sáng suốt, từ đó triển khai hành động để đạt được các mục tiêu mong muốn dài hạn. Mong rằng bài viết đã đưa ra được hướng lựa chọn phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp bạn.
Xem thêm: Phần mềm tính lương theo KPI

HRBP Model là gì? Cách triển khai HRBP hiệu quả trong doanh nghiệp
Mô hình HRBP (Human Resource Business Partner) là một phương pháp quản trị nhân sự hiện đại, trong đó bộ phận nhân sự không chỉ thực hiện các nhiệm vụ hành chính mà còn đóng vai trò như một đối tác chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai và tối ưu mô hình này.

9 Chỉ Số Quan Trọng Để Đo Lường Hiệu Suất Nhân Viên – CEO Cần Biết
Trong mọi doanh nghiệp, nhân viên là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, các CEO không thể chỉ dựa vào cảm tính mà cần một hệ thống đo lường rõ ràng. Việc đo lường hiệu suất nhân viên giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, tối ưu quy trình làm việc và ra quyết định nhân sự chính xác.

5 BÍ QUYẾT GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG THU HÚT ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
Trong thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc thu hút ứng viên tiềm năng là một thách thức lớn đối với các nhà tuyển dụng.

5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc lý do tại sao phải xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các bước để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công.

CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Đánh giá hiệu suất nhân viên là một quy trình quan trọng trong quản lý nhân sự, giúp đo lường và ghi nhận những đóng góp của nhân viên đối với công ty. Việc này không chỉ nhằm tôn vinh những thành tích và giá trị mà nhân viên mang lại, mà còn tạo ra cơ hội để cải thiện hiệu suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong tương lai.

AI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trong kỷ nguyên số, AI và tự động hóa đang dần trở thành những công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quản lý nhân sự. Liệu những công nghệ này có đơn thuần là những trợ lý đắc lực, hay sẽ là những nhà quản lý nhân sự thực thụ trong tương lai?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BURNOUT: 10 CHIẾN LƯỢC DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Tình trạng burnout đang trở thành một đại dịch thầm lặng trong các doanh nghiệp. Nhân viên cảm thấy quá tải, kiệt quệ, mất động lực và thậm chí còn trầm cảm. Những dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở những công việc căng thẳng mà còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau.

QUẢN LÝ THẾ HỆ GEN Z: 16 CHIẾN LƯỢC THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI TRẺ
Để quản lý thế hệ Gen Z, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các đặc điểm riêng của họ, từ đó triển khai những chiến lược phù hợp nhằm thu hút và giữ chân những tài năng trẻ này