Mẫu KPI Cho Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng được xem là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng tại doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng có tốt, có hiệu quả thì doanh nghiệp mới duy trì và phát triển bền vững. Song hiện nay hầu hết các doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc quản lý chăm sóc khách hàng, cách thức làm việc của nhân viên.
Mẫu đánh giá KPI cho nhân viên chăm sóc khách hàng
Hiểu được điều đó phần mềm quản lý nhân sự HrOnline xin giới thiệu đến bạn mẫu đánh giá KPI cho nhân viên chăm sóc khách hàng nhằm tăng tính hiệu quả của công việc nhân viên chăm sóc khách hàng - chăm sóc khách hàng.
Sau đây là những tiêu chí cơ bản để đánh giá KPI cho nhân viên chăm sóc khách hàng:
Sự hài lòng của khách hàng
Những chỉ số KPI cho nhân viên chăm sóc khách hàng được đưa ra dựa trên tiêu chí về sự hài lòng của khách hàng nhằm đáp ứng một cách cơ bản nhất giúp khách hàng bước đầu đạt được mong đợi. Việc đạt được sự hài lòng của khách hàng sẽ làm cho chất lượng bộ phận chăm sóc khách hàng ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, thỏa mãn được nhu cầu khách hàng nhằm đem lại những kết quả tốt đẹp trong các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
Khả năng giải quyết vấn đề
Đây là tiêu chí quan trọng để xây dựng chỉ số đánh giá KPI cho nhân viên chăm sóc khách hàng qua việc đánh giá khách hàng nhận được gì sau khi liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng. Người quản lý sẽ căn cứ trên các câu trả lời của nhân viên với yêu cầu phải trả lời đúng nội dung cần thiết cho câu hỏi của khách hàng trong khoảng thời gian nhất định để đánh giá được chỉ số KPI về khả năng giải quyết vấn đề của mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng.
Giá trị đem lại trong kinh doanh của nhân viên chăm sóc khách hàng
Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động chăm sóc khách hàng là đem lại doanh thu cho doanh nghiệp và luôn được xem là yếu tố cốt lõi được hướng tới. Vì vậy, giá trị đem lại trong kinh doanh được xem là một tiêu chí để đánh giá chất lượng KPI của đội ngũ chăm sóc khách hàng.
Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ được thưởng nếu có những hoạt động hiệu quả trong công việc đem lại doanh thu cho doanh nghiệp cũng như sẽ bị phạt nếu chăm sóc khách hàng không làm tốt vai trò khiến khách hàng không quay trở lại. Đó chính là kết quả từ việc đánh giá KPI nhằm thúc đẩy nhân viên chăm sóc khách hàng làm việc có chất lượng hơn.
Cơ sở đánh giá KPI nhân viên chăm sóc khách hàng
Thời gian khách hàng chờ điện thoại
Khách hàng thường than phiền hàng đầu về việc phải chờ đợi quá lâu khi gọi điện thoại đến bộ phận chăm sóc khách hàng. Vì vậy, đây là cơ sở cần thiết để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên chăm sóc khách hàng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của bộ phận này.
Thời gian trung bình để trả lời mỗi cuộc gọi
Nhân viên chăm sóc khách hàng cần biết cách trả lời những cuộc gọi khách hàng hiệu quả nhất trong khoảng thời gian hợp lý sẽ có lợi cho doanh nghiệp hơn là dành nhiều thời gian cho một cuộc gọi trả lời. Điều này đòi hỏi nhân viên được huấn luyện và trang bị một cách kỹ càng đầy đủ các tình huống có thể xảy ra và giải quyết nó một cách nhanh chóng.
Giải quyết vấn đề hiệu quả ngay lần đầu tiên
Khách hàng nhận được câu trả lời thỏa đáng về vấn đề của mình ngay từ lần đầu tiên sẽ đánh giá được hiệu quả làm việc của nhân viên chăm sóc khách hàng. Đó chính là thành công trong công việc của bộ phận chăm sóc khách hàng.
-
Tỷ lệ chuyển đổi cuộc gọi
Việc khách hàng phải chuyển đổi sang nhiều người khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề thật sự là phiền phức và không thoả mãn được khách hàng. Đây được xem là sự không hiệu quả trong quá trình phục vụ khách hàng của nhân viên chăm sóc khách hàng. Vì vậy, nhân viên chăm sóc khách hàng cần có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi thông tin tài liệu liên quan để hạn chế tỷ lệ chuyển đổi cuộc gọi.
-
Đáp ứng đúng khung thời gian làm việc
Nhân viên chăm sóc khách hàng cần tuân thủ đúng khung thời gian làm việc theo quy định để giảm thiểu tối đa chi phí dành cho việc phải tăng thêm nhân viên chăm sóc khách hàng nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu khách hàng vào những khoảng thời gian cao điểm. Cơ sở này để đánh giá tính chuyên nghiệp và sự tuân thủ đúng thời gian làm việc của nhân viên chăm sóc khách hàng nhằm đem lại những hiệu quả nhất định cho công việc và tiết giảm được chi phí nhân sự không cần thiết của doanh nghiệp.
Mẫu KPI cho nhân viên chăm sóc khách hàng
KPI |
MÔ TẢ |
ĐO LƯỜNG |
Số lượng khách hàng phàn nàn |
Số lượng khách hàng phàn nàn về sự phục vụ của nhân viên chăm sóc khách hàng trong tổng số khách hàng mà nhân viên đó phụ trách. |
Khách hàng |
Mức độ hài lòng của khách hàng |
Sự hài lòng, không hài lòng đối với sự chăm sóc, tư vấn của nhân viên chăm sóc khách hàng. |
Khách hàng |
Số lượng khách hàng phản hồi tích cực |
Số lượng khách hàng phản hồi tích cực đối với các hoạt động của nhân viên chăm sóc khách hàng trong công việc. |
Khách hàng |
Tỷ lệ khách hàng hài lòng |
Số lượng khách hàng hài lòng trên tổng số khách hàng mà nhân viên chăm sóc khách hàng phục vụ trên cơ sở phiếu đánh giá của khách hàng. |
% |
Tỷ lệ yêu cầu xử lý bị quá hạn |
Số lượng yêu cầu của khách hàng bị nhân viên chăm sóc khách hàng lãng quên không đáp ứng. |
% |
Thời gian xử lý các yêu cầu của khách hàng |
Thời gian phục vụ khách hàng so với thời gian phục vụ trung bình dành cho việc chăm sóc hay giải đáp các thắc mắc của khách hàng theo quy định. |
Phút |
Dịch vụ bảo hành sản phẩm |
Thường dùng chủ yếu bên ngành kỹ thuật, điện tử. Số lượng phản hồi tích cực của khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ bảo hành. |
Lần |
Trên đây là những chia sẻ của HrOnline về những tiêu chí để đánh giá KPI và mẫu KPI chuẩn cho nhân viên chăm sóc khách hàng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đến bạn đọc những kiến thức bổ ích.

Bật Mí Quy Trình Bán Hàng Chuyên Nghiệp Giúp Tăng Doanh Thu
Doanh nghiệp muốn bán hàng đạt hiệu quả cao trước hết phải xây dựng cho mình một quy trình bán hàng chất lượng, chuyên nghiệp. Vậy như thế nào là một quy trình bán hàng bài bản? HrOnline sẽ bật mí cho bạn ngay sau đây!

Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Thử Việc Chuẩn Nhất
Làm thế nào để đánh giá nhân viên thử việc có làm việc hiệu quả hay không? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn mẫu đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả nhất.

Mẫu Thư Từ Chối Phỏng Vấn Tinh Tế
Thư từ chối phỏng vấn, một mẫu thư vô cùng quen thuộc thường được các doanh nghiệp trả lời kết quả phỏng vấn cho những ứng viên không vượt qua đợt phỏng vấn vừa rồi hay không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Mẫu Chính Sách Đào Tạo Nhân Sự Chuẩn Cho Doanh Nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển bền vững là nhờ vào chính sách đào tạo nhân sự. Đây được xem là vấn đề xương sống và vô cùng cần thiết nếu doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài.
Chính sách đào tạo nhân sự bài bản, lương thưởng xứng đáng và phụ cấp cố định là điều mà bất cứ nhân viên nào cũng hướng đến khi quyết định gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.

Mẫu KPI Cho Vị Trí Content Marketing Chuẩn Nhất
Content hay sáng tạo nội dung là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của một doanh nghiệp bất kỳ. Việc thực hiện tốt công tác Content Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu nội dung, giúp chiến lược Marketing của doanh nghiệp đạt hiệu quả, tiếp cận đến những khách hàng trọng tâm. Chính và vậy nên hiện nay, Nhân viên Content Marketing đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp.

Quy Chế Tiền Lương, Thưởng, Phụ Cấp Mới Nhất Trong Doanh Nghiệp
Lương, thưởng và phụ cấp là một trong những vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm, nhằm giúp giải quyết cho nhân viên mức lương phù hợp nhất, mức thưởng tốt nhất và phụ cấp hợp lý theo đúng quy định của pháp luật.

Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng là một trong những bộ phận quan trọng trong việc tìm kiếm và mang về khách hàng cho doanh nghiệp. Là một bộ phận nòng cốt không thể thiếu tại bất ký doanh nghiệp nào. Song công việc của bộ phận này là gì thì nhiều người vẫn chưa hiểu hết, Trong bài viết này HrOnline sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

Mẫu Tờ Trình Xin Kinh Phí Phổ Biến Tại Doanh Nghiệp
Mẫu tờ trình xin kinh phí là mẫu tờ trình được các đơn vị cơ quan, tổ chức lập ra và gửi lên cơ quan cấp trên để trình về việc được xin kinh phí sử dụng vào việc nào đó của cơ quan. Mẫu tờ trình nêu rõ cơ quan được gửi, nội dung trình xin kinh phí... Để đạt được mục đích duy nhất là cấp trên chấp thuận và phê duyệt kinh phí nhằm phục vụ theo nhu cầu đã đề xuất.