Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Thử Việc Chuẩn Nhất

24/03/2021 10209

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc chính là phần đánh giá của quản lý, phòng nhân sự và cả giám đốc công ty về nhân viên thử việc xem có đáp ứng yêu cầu công việc, đủ điều kiện trở thành nhân viên chính thức hay không. Vậy, dựa vào các tiêu chí nào để có thể đánh giá nhân viên thử việc chính xác nhất? Hãy cùng HrOnline tổng hợp qua bài viết dưới đây.

 

Tầm quan trọng của quá trình đánh giá nhân viên thử việc?

 

Thời gian thử việc được ví von như là thời gian nhân viên đang “sống thử” cùng doanh nghiệp, là giai đoạn để cả hai bên tìm hiểu nhau và đưa ra quyết định hợp tác lâu dài. Đây cũng là khoảng thời gian giúp cho người lao động tìm hiểu về môi trường, có cơ hội để thể hiện bản thân và xác định có gắn bó cùng doanh nghiệp không. Còn về phía doanh nghiệp, đây cũng là quá trình để xem xét ứng viên có thật sự phù hợp với công việc đó và môi trường doanh nghiệp hay không.

 

Sau thời gian thử việc, doanh nghiệp cần đánh giá quá trình thử việc của ứng viên. Từ đó mới ra quyết định ký hợp đồng lao động. Vì vậy, mẫu đánh giá nhân viên thử việc là một yếu tố quan trọng trong quy trình tuyển dụng. Nếu đánh giá không đúng với năng lực của ứng viên thì sẽ gây lãng phí tiền bạc, nguồn lực, công sức của cả hai bên.

 

đánh giá nhân viên thử việc

 

Tùy thuộc vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp và tình hình thực tế, bảng đánh giá nhân viên thử việc sẽ có sự khác nhau. Mẫu đánh giá thử việc hiệu quả phải đáp ứng được những tiêu chí sau đây:

 

Đánh giá dựa trên mô hình ASK

 

Mô hình ASK không còn xa lạ gì với công tác quản trị nhân sự. Đây là mô hình đánh giá nhân sự chuẩn và chuyên nghiệp nhất trên thế giới, được nhiều nhà tuyển dụng hàng đầu áp dụng. Trong mô hình ASK bao gồm:

  • Kiến thức (Knowledge): Thuộc về năng lực tư duy, hiểu biết mà mỗi cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, phân tích và ứng dụng. Ví dụ như kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ…
  • Kỹ năng (skill): Thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng vận dụng các kiến thức học được vào các hoạt động cụ thể, thực tế của quá trình làm việc. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian…
  • Phẩm chất/Thái độ (Attitude): Thuộc về phạm vi cảm xúc tình cảm, là cách mỗi cá nhân tiếp nhận, phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ, động cơ với công việc của mình. Ví dụ như tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật…

 

đánh giá nhân viên thử việc

 

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, nhà lãnh đạo nên thu thập đánh giá quá trình thử việc từ Trưởng bộ phận, Nhân sự, Giám đốc và bản thân người thử việc. Bạn cũng có thể xem xét các nhận xét từ nhân viên cùng bộ phận với người thử việc.

 

Đánh giá dựa trên quan sát khách quan

 

Đánh giá quá trình thử việc qua thái độ

  • Tinh thần trách nhiệm: mức độ trung thực và tinh thần, trách nhiệm với công việc được giao
  • Tính tích cực: Mức độ nhiệt tình, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ
  • Tinh thần hợp tác: hợp tác và quan hệ tốt với đồng nghiệp
  • Tính kỷ luật: chấp hành nghiêm chỉnh quy định công ty, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
  • Giờ giấc làm việc: tình trạng đi làm đúng giờ hay đi trễ về sớm, nghỉ làm, ra ngoài…

 

Đánh giá quá trình thử việc qua năng lực

  • Tư chất và khả năng làm việc: thể hiện trong quá trình nhân viên thử việc thực hiện nhiệm vụ được giao
  • Khối lượng công việc: khối lượng công việc hoàn thành trong thời gian quy định
  • Chất lượng công việc: mức độ hoàn thành công việc, độ chính xác và thành thạo trong quá trình làm việc

 

Khả năng phát triển trong tương lai

  • Dựa vào các yếu tố về năng lực, thái độ và cách đánh giá từ mô hình ASK, lãnh đạo có thể dự đoán khả năng phát triển của nhân viên và quyết định có nhận thành nhân viên chính thức hay không.

 

đánh giá nhân viên thử việc

 

Tình hình sức khỏe

  • Thông qua quá trình thử việc, lãnh đạo có thể biết được tình trạng sức khỏe của nhân viên qua bộ phận tuyển dụng, nhân sự, nhân viên cùng bộ phận và có thể trực tiếp trao đổi với nhân viên về vấn đề này để đi đến quyết định nhận viên chính thức không.

 

Bảng đánh giá sau thời gian thử việc được sử dụng để các nhà quản lý đánh giá quá trình làm việc của nhân viên sau thời gian thử việc. Để xem thử hiệu quả công việc, thái độ làm việc, trách nhiệm của nhân viên đó với công việc như thế nào, từ đó đề xuất lên lãnh đạo có tiếp nhận nhân viên đó hay không.

 

Mẫu thang điểm đánh giá nhân viên thử việc

 

Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu thang điểm để dễ dàng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc tại đây.

 

Hy vọng doanh nghiệp sẽ lựa chọn được những ứng viên phù hợp khi dựa vào những tiêu chí mà HrOnline đã nêu ra trong bài. Chúc doanh nghiệp thành công.

  • TAGS