Mẫu Đánh Giá Quá Trình Thử Việc Của Nhân Viên
Thông qua một cuộc phỏng vấn kéo dài từ 30 phút - 1 giờ, khó thể nào lãnh đạo có thể đánh giá hết năng lực của ứng viên và có thể tuyển dụng sai người cho từng vị trí ứng tuyển. Chính vì thế, việc quy định thử việc 1 tháng đến 2 tháng của nhân viên tại doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết.
Sau thời gian thử việc, làm thế nào để đánh giá quá trình thử việc đó, nhân viên thử việc có làm việc hiệu quả không ? Trong bài viết này phần mềm quản lý nhân sự HrOnline sẽ gợi ý giúp bạn: Mẫu đánh giá thử việc hiệu quả của nhân viên dành cho nhà quản trị.
Mẫu đánh giá thử việc hiệu quả là mẫu đánh giá đáp ứng những tiêu chí sau:
Đánh giá dựa trên mô hình ASK
Không còn quá xa lạ mô hình ASK là mô hình đánh giá nhân sự chuẩn và chuyên nghiệp nhất trên thế giới được nhiều nhà tuyển dụng hàng đầu áp dụng. Theo đó, mô hình đánh giá ASK bao gồm:
Attitude – Skill – Knowledge ( Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ)
- Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy. Knowledge là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Ví dụ: Kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,…
- Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác. Skill là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân. Ví dụ: Kỹ năng quản trị các mối quan hệ, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian,…
- Attitude (Phẩm chất/Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm. Attitude là cách cá nhân tiếp nhận, phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ, động cơ với công việc. Ví dụ: Tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật,…
Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, người lãnh đạo nên thu thập đánh giá quá trình thử việc từ Trưởng Bộ phận, Nhân sự, Giám đốc và bản thân người thử việc. Bạn cũng có thể xem xét những nhận xét từ các nhân viên cùng bộ phận/ vị trí,…
Đánh giá dựa trên quan sát khách quan
-
Đánh giá quá trình thử việc qua thái độ
Đánh giá quá trình thử việc qua thái độ
- Tinh thần trách nhiệm: Mức độ trung thực và tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
- Tính tích cực: Mức độ nhiệt tình, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ.
- Tinh thần hợp tác: Hợp tác và quan hệ tốt với đồng nghiệp.
- Tính kỷ luật: Chấp hành kỷ luật, thực hiện tốt nhiệm vụ và quy định của công ty.
- Giờ giấc làm việc: Tình trạng đi làm, nghỉ làm, đi muộn, về sớm, ra ngoài.
- Đánh giá quá trình thử việc bằng năng lực
- Tư chất và khả năng làm việc: Tư chất, quá trình và kết quả thể hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Khối lượng công việc: Khối lượng công việc hoàn thành trong thời gian quy định.
- Chất lượng công việc: Mức độ khả quan, tiêu cực thực hiện nhiệm vụ được giao
- Khả năng: Nhiệm vụ được giao có phù hợp với năng lực ứng viên.
- Tình hình thực hiện công việc: Mức độ chính xác, thành thạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
-
Khả năng phát triển trong tương lai
- Dựa trên các yếu tố về năng lực, thái độ và cách đánh giá từ mô hình ASK, lãnh đạo có thể dự đoán khả năng phát triển của nhân viên và quyết định có chọn nhân viên đó làm việc chính thức hay không.
-
Tình hình sức khỏe:
Thông qua quá trình thử việc, lãnh đạo có thể biết được tình trạng sức khỏe của nhân viên qua bộ phận tuyển dụng, nhân sự, nhân viên cùng bộ phận và có thể trực tiếp trao đổi với nhân viên về vấn đề này để quyết định có đi đến ký kết hợp đồng bổ nhiệm nhân sự chính thức hay không.
Trên đây là bài viết chia sẻ của HrOnline về: “Mẫu đánh giá quá trình thử việc của nhân viên ” được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn đọc.
Nguồn: https://hronline.vn/kien-thuc-nhan-su
Bật Mí Quy Trình Bán Hàng Chuyên Nghiệp Giúp Tăng Doanh Thu
Doanh nghiệp muốn bán hàng đạt hiệu quả cao trước hết phải xây dựng cho mình một quy trình bán hàng chất lượng, chuyên nghiệp. Vậy như thế nào là một quy trình bán hàng bài bản? HrOnline sẽ bật mí cho bạn ngay sau đây!
Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Thử Việc Chuẩn Nhất
Làm thế nào để đánh giá nhân viên thử việc có làm việc hiệu quả hay không? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn mẫu đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả nhất.
Mẫu Thư Từ Chối Phỏng Vấn Tinh Tế
Thư từ chối phỏng vấn, một mẫu thư vô cùng quen thuộc thường được các doanh nghiệp trả lời kết quả phỏng vấn cho những ứng viên không vượt qua đợt phỏng vấn vừa rồi hay không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Mẫu Chính Sách Đào Tạo Nhân Sự Chuẩn Cho Doanh Nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển bền vững là nhờ vào chính sách đào tạo nhân sự. Đây được xem là vấn đề xương sống và vô cùng cần thiết nếu doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài.
Chính sách đào tạo nhân sự bài bản, lương thưởng xứng đáng và phụ cấp cố định là điều mà bất cứ nhân viên nào cũng hướng đến khi quyết định gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.
Mẫu KPI Cho Vị Trí Content Marketing Chuẩn Nhất
Content hay sáng tạo nội dung là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của một doanh nghiệp bất kỳ. Việc thực hiện tốt công tác Content Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu nội dung, giúp chiến lược Marketing của doanh nghiệp đạt hiệu quả, tiếp cận đến những khách hàng trọng tâm. Chính và vậy nên hiện nay, Nhân viên Content Marketing đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Quy Chế Tiền Lương, Thưởng, Phụ Cấp Mới Nhất Trong Doanh Nghiệp
Lương, thưởng và phụ cấp là một trong những vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm, nhằm giúp giải quyết cho nhân viên mức lương phù hợp nhất, mức thưởng tốt nhất và phụ cấp hợp lý theo đúng quy định của pháp luật.
Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng là một trong những bộ phận quan trọng trong việc tìm kiếm và mang về khách hàng cho doanh nghiệp. Là một bộ phận nòng cốt không thể thiếu tại bất ký doanh nghiệp nào. Song công việc của bộ phận này là gì thì nhiều người vẫn chưa hiểu hết, Trong bài viết này HrOnline sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
Mẫu Tờ Trình Xin Kinh Phí Phổ Biến Tại Doanh Nghiệp
Mẫu tờ trình xin kinh phí là mẫu tờ trình được các đơn vị cơ quan, tổ chức lập ra và gửi lên cơ quan cấp trên để trình về việc được xin kinh phí sử dụng vào việc nào đó của cơ quan. Mẫu tờ trình nêu rõ cơ quan được gửi, nội dung trình xin kinh phí... Để đạt được mục đích duy nhất là cấp trên chấp thuận và phê duyệt kinh phí nhằm phục vụ theo nhu cầu đã đề xuất.