XÂY DỰNG CHỈ SỐ KPI CHO NHÂN VIÊN MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Chỉ số KPI được đánh giá là cách tính chính xác nhất để đo lường và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ xây dựng các chỉ số KPI theo nhiều cấp độ khác nhau để vừa điều chỉnh chỉ tiêu phù hợp mục tiêu, vừa làm thước đo tiến độ và kết quả của công việc của nhân viên. Tuy nhiên, để xây dựng được các chỉ số KPI và áp dụng thành công vào quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu rõ về tính chất đặc thù của KPI. Vậy KPI là gì? Và làm thế nào để xây dựng chỉ số KPI cho nhân viên một cách hiệu quả? Hãy cùng HrOnline tìm hiểu kỹ hơn trong phần dưới đây nhé!
Xây dựng chỉ số KPI cho nhân viên một cách hiệu quả
KPI là gì?
KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp. Chỉ số KPI được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng… khác nhau, phù hợp với đặc thù nghiệp vụ của từng đối tượng.
Định nghĩa về KPI
KPI được xây dựng nhằm cải thiện hiệu suất, nâng cao hiệu quả công việc cho nhân viên và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Tùy vào từng loại mục tiêu, từng phòng ban mà doanh nghiệp sẽ xây dựng các mục tiêu KPI khác nhau. Ví dụ: Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng trưởng doanh thu, thì các chỉ số KPI sẽ được xây dựng dựa trên các tiêu chí như: số lượng sản phẩm bán ra thị trường, tỷ lệ lãi suất so với các tháng trước, doanh thu… Hoặc nếu doanh nghiệp muốn đo lường hiệu quả của phòng nhân sự, thì chỉ số KPI sẽ được đánh giá dựa trên hiệu quả tuyển dụng, chất lượng đào tạo hoặc năng suất của nguồn nhân lực…
Xây dựng chỉ số đánh giá KPI cho nhân viên
Các bước xây dựng chỉ số KPI
Bước 1: Xác định bộ phận/ người xây dựng KPI
Để xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên một cách hiệu quả thì trước hết, doanh nghiệp cần xác định được người hoặc bộ phận đứng ra xây dựng các chỉ số KPI cho nhân viên. Hiểu một cách đơn giản, người/bộ phận xây dựng chỉ số KPI cho nhân viên sẽ là những người đưa ra các tiêu chí và thang đo đánh giá rõ ràng, đảm bảo được tính thực tế và phù hợp với chỉ tiêu của doanh nghiệp cùng với năng lực của nhân viên. Thông thường, các nhà quản trị sẽ xây dựng chỉ số KPI dựa theo nguyên tắc SMART, mục tiêu bám sát thực tế, có tính thực thi và mỗi nhân viên có thể hoàn thành tốt các chỉ số KPI đã được đề ra.
Có hai phương pháp để xây dựng các chỉ số đánh giá KPI. Thứ nhất, các phòng ban sẽ trực tiếp xây dựng hệ thống KPI cho đơn vị của mình. Đội ngũ quản trị nhân lực đóng vai trò hỗ trợ, chỉ dẫn về mặt phương pháp để đảm bảo KPI tuân thủ các quy tắc và diễn ra đúng với kế hoạch đã đề ra. Thứ hai là bộ phận nhân sự, các nhà quản trị sẽ đưa ra bộ KPI cho phòng ban đó. Khác với phương pháp một, phương pháp này đảm bảo được tính khách quan, khoa học và minh bạch. Tuy nhiên, các chỉ số KPI đưa ra có thể không thực tế đối với tình hình hoạt động của phòng ban đó. Để khắc phục vấn đề này, hệ thống KPI sau khi được xây dựng cần có sự thẩm định, đánh giá và chỉnh sửa của bộ phận/ phòng ban liên quan.
Bước 2: Xác định các chỉ số KPI
Yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng các chỉ số KPI là phải đảm bảo được tính liên kết với những mục tiêu cụ thể của mỗi phòng ban. Như đã nói ở trên, các chỉ số KPI phải được xây dựng dựa theo nguyên tắc SMART để đảm bảo được tính logic, phù hợp với mục tiêu chung, đồng thời, phải có những phương án đo lường, nghiệm thu công khai. Nếu các chỉ số KPI xây dựng không đáp ứng được nguyên tắc SMART, nó không những gây ảnh hưởng xấu đến việc đánh giá nói riêng mà còn gây hậu quả tiêu cực cho hệ thống quản trị nói chung.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng, các chỉ số KPI sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, hoạt động cụ thể của nhân viên và KPI chung của phòng ban. Ngay cả những vai trò có vẻ như không đóng góp nhiều cho sự phát triển tài chính của doanh nghiệp cũng cần có KPI phù hợp với mục tiêu và tương lai của doanh nghiệp.
Bước 3: Đánh giá mức độ hoàn thành KPI
Sau khi xây dựng KPI cho các phòng ban và từng cá nhân của bộ phận. Các nhà quản trị tiến hành triển khai đặt mục tiêu KPI cho hiệu suất công việc của nhân viên. Sau một khoảng chu kỳ từ một đến ba tháng, hoặc với những mục tiêu dài hạn từ sáu tháng đến một năm, nhà quản trị sẽ căn cứ vào kết quả, hiệu suất nhân viên đạt được và lên kế hoạch đánh giá tổng thể năng suất làm việc của nhân viên và mức độ hoàn thành KPI được giao. Nhìn chung, mức độ hoàn thành KPI đều có thể sẽ được chia theo thang điểm từ 2 đến 5 điểm, càng nhiều mức độ điểm số thì việc đánh giá càng khách quan. Tuy nhiên, nếu chia quá nhỏ thì việc đánh giá mức độ hoàn thành KPI có thể gặp khó khăn.
Đánh giá mức độ hoàn thành KPI
Bước 4: Liên hệ giữa kết quả đánh giá KPI và chế độ lương thưởng
Với mỗi chỉ tiêu KPI được hoàn thành, nhà quản trị cần có những mức lương, thưởng phù hợp, xứng đáng với kết quả của nhân viên. Đây không chỉ là việc làm giúp động viên tinh thần của nhân viên, mà còn là cơ sở để nhà quản trị đánh giá được năng lực thực tế của nhân viên. Thông qua đó, có những định hướng về lâu dài để phát triển tài năng của nhân viên, nhằm mục đích giúp ích cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu KPI
Chỉ số KPI là một chỉ số luôn thay đổi linh hoạt, phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc cũng như năng lực làm việc của cá nhân, phòng ban. Chẳng hạn như, nhà quản trị đề xuất KPI của bộ phận kinh doanh cần được hoàn thành trong 3 tháng. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng, bộ phận kinh doanh đã vượt chỉ tiêu mà cấp lãnh đạo đề ra. Trong trường hợp này, nhà quản trị cần tăng chỉ số KPI lên để giúp nhân viên có động lực phấn đấu hơn.
Để xây dựng các chỉ số KPI cho nhân viên, nhiều nhà quản trị đã phải dành rất nhiều thời gian để phân tích và xác định KPI phù hợp với mỗi cá nhân và phòng ban trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày nay có nhiều doanh nghiệp đã nhờ tới sự hỗ trợ của các phần mềm quản trị nhân sự nhằm đem đến những giải pháp tối ưu và nhanh chóng hơn trong quá trình xây dựng các chỉ số KPI cho nhân viên. Với sự phát triển không ngừng nghỉ của các nền tảng công nghệ hiện đại, các giải pháp phần mềm đã dần trở thành những giải pháp “cứu cánh” cho các doanh nghiệp trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
Xây dựng các chỉ số KPI dễ dàng hơn với phần mềm HrOnline
Xu hướng chuyển đổi số luôn không ngừng phát triển kéo theo đó là sự ra đời của rất nhiều nền tảng công nghệ hiện đại. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng các phần mềm quản trị nhân sự nhằm tối ưu hóa toàn bộ quy trình quản lý nói chung cũng như xây dựng các chỉ tiêu đánh giá KPI nhanh chóng, chính xác nói riêng. Nổi bật trong đó là nền tảng quản lý nhân sự toàn diện HrOnline với tính năng “Đánh giá KPI, ASK, 360” hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong công tác quản lý đánh giá nhân viên từ xây dựng các bước đánh giá KPI cho đến báo cáo kết quả một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các cấp quản trị. Một số ưu điểm của tính năng này có thể kể đến như:
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
HrOnline cho phép doanh nghiệp có thể thêm, chỉnh sửa hoặc xóa các tiêu chí đánh giá một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, phần mềm cho phép tạo thông tin liên quan đến các nhóm đánh giá và hệ số đánh giá, cập nhật những ghi chú liên quan đến nội dung đánh giá nhân sự.
Lên kế hoạch đánh giá
HrOnline hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau như tự đánh giá, đánh giá chéo theo các tiêu chí đã được liệt kê trước. Phần mềm cũng giúp hiển thị trạng thái liên quan đến các kế hoạch đánh giá gồm tạo mới, đã duyệt hoặc đang chờ duyệt. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể cập nhật chi tiết số lượng đối tượng, số người và số tiêu chí đánh giá bất cứ lúc nào. Thời gian và tiến độ của kế hoạch cũng hiển thị một cách chi tiết, rõ ràng, cho phép cả nhà quản trị và nhân viên nắm bắt, theo dõi được quy trình đánh giá.
Xây dựng chỉ số KPI dễ dàng hơn với phần mềm HrOnline
Tạo phiếu đánh giá chi tiết và linh hoạt
Với tính năng tạo mới phiếu đánh giá với các thông tin như mã phiếu, kỳ đánh giá, số đối tượng, tiến độ đánh giá… giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ công việc, năng lực làm việc của nhân viên, xem xét nhân sự đã hoàn thành đủ KPI theo mục tiêu đã đề ra. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng chấm điểm trung bình và xếp loại kết quả đánh giá nhân viên theo từng tiêu chí.
Bên cạnh tính năng đánh giá KPI, HrOnline còn tích hợp nhiều tính năng ưu việt, tự tin là nền tảng quản lý nhân sự toàn diện, giải quyết được các vấn đề nhân sự còn tồn đọng của doanh nghiệp, tiến hành chuyển đổi số toàn bộ quá trình quản trị nhân sự. HrOnline đã được hơn 5000 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau tin dùng, tự hào là phần mềm quản lý nhân sự số 1 thị trường hiện nay. Liên hệ với HrOnline ngay hôm nay để sở hữu ngay giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng chỉ số kpi cho nhân viên hiệu quả và chuyên nghiệp nhất!
15 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC LÀNH MẠNH
Văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một môi trường làm việc tích cực, qua đó tăng cường sự gắn kết của nhân viên, nâng cao năng suất lao động và sức khỏe tổng thể của doanh nghiệp.
7 MÔ HÌNH GẮN KẾT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Việc xây dựng một mô hình gắn kết nhân viên hiệu quả không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường nơi nhân viên cảm thấy có động lực cống hiến và cam kết với thành công của công ty. Chọn đúng mô hình gắn kết nhân viên chính là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cùng nhau đạt được mục tiêu chung và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
QUẢN TRỊ LÀ GÌ? QUẢN LÝ LÀ GÌ? SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ
Hiểu rõ sự khác biệt giữa quản trị và quản lý không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và thành công lâu dài. Vậy, quản trị là gì? Quản lý là gì? Và tại sao việc phân biệt hai khái niệm này lại quan trọng đối với doanh nghiệp? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC: TƯƠNG LAI CỦA QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI
Sự bùng nổ của các công nghệ số và tự động hóa đã thay đổi cách chúng ta làm việc, quản lý và tương tác với lực lượng lao động. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chuyển đổi số trong quản lý nhân sự đã trở thành một chủ đề “nóng” và liên tục được quan tâm trong lĩnh vực nhân sự.
CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN CUỐI NĂM
Đánh giá hiệu suất nhân viên cuối năm là một quy trình quan trọng trong mọi doanh nghiệp, giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về kết quả công việc của nhân viên trong suốt năm qua. Đây không chỉ là cơ hội để ghi nhận những nỗ lực, thành tựu của nhân viên mà còn là dịp để phân tích các điểm cần cải thiện, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp cho từng cá nhân và cả đội ngũ.
NHỮNG ÁP LỰC VÔ HÌNH MÀ GEN Z ĐANG GẶP PHẢI
Thế hệ Gen Z, gồm những người sinh từ năm 1997 đến 2012, đang phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại. Khác với các thế hệ trước, Gen Z lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ, với sự tiếp xúc gần như liên tục với mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.
8 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TỰ ĐỘNG HÓA TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN
Theo một khảo sát gần đây, các chủ doanh nghiệp nhỏ cho rằng xử lý bảng lương là một trong những hoạt động HR tốn thời gian nhất. Nhiều người cho biết họ mất trung bình khoảng năm giờ mỗi kỳ trả lương để tính toán thuế, nộp thông tin và phân bổ quỹ. Thậm chí, có những người phải dành khoảng 21 ngày mỗi năm cho những công việc này.
CÁC HÌNH THỨC CHẤM CÔNG PHỔ BIẾN - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP?
Chấm công, một công cụ quan trọng trong quản lý nhân sự, đóng vai trò thiết yếu trong việc theo dõi và ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp hiện nay có nhiều lựa chọn về hình thức chấm công, từ phương pháp truyền thống đến các giải pháp hiện đại và tự động hóa.