CÁCH ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CÔNG BẰNG VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

04/08/2022 1162
Đánh giá nhân viên là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều phương pháp đánh giá nhân viên khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của nhà quản lý. Nhờ vậy mà các cấp quản trị có thể đánh giá được chính xác năng lực cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên một cách chính xác, khách quan. Từ đó, đưa ra những quyết định khen thưởng hoặc phê bình minh bạch đối với nhân viên của mình. Vậy đâu là cách đánh giá nhân viên công bằng và hiệu quả mà nhà quản trị cần chú trọng đến? Cùng HrOnline tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây nhé!

Cách đánh giá nhân viên công bằng và hiệu quả nhất

Cách đánh giá nhân viên công bằng và hiệu quả nhất

1. Đánh giá nhân viên là gì?

Đánh giá nhân viên là một công việc của nhà quản lý, nhằm giám sát, kiểm tra nhân viên thông qua hiệu quả công việc, thái độ làm việc, quan hệ với đồng nghiệp, các kỹ năng chuyên môn khác… Nhờ vậy, nhà quản trị sẽ đánh giá được một cách chính xác năng lực của nhân viên, từ đó, đề ra định hướng phát triển hoặc khen thưởng và xử phạt phù hợp.

Đánh giá nhân viên là một nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, không phải nhà quản trị nào cũng có thể đánh giá nhân viên được một cách chính xác và công bằng. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn với số lượng nhân sự khổng lồ, việc đánh giá lại càng trở nên khó khăn hơn đối với các cấp lãnh đạo. Chưa kể, đánh giá nhân viên là một công việc đòi hỏi sự đánh giá từ nhiều tiêu chí khác nhau. Vì vậy, các nhà quản trị lại càng phải chú trọng xây dựng bảng đánh giá chi tiết, rõ ràng nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng được một đội ngũ nhân viên giỏi về cả chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức.

2. Cách đánh giá nhân viên công bằng và hiệu quả

Lên lịch đánh giá nhân viên thường xuyên

Để có cái nhìn tổng quát, công bằng nhất về năng lực làm của nhân viên, nhà quản lý không chỉ cần thông qua kết quả đánh giá nhân viên cuối năm, mà còn phải thông qua lịch đánh giá nhân viên thường xuyên, được xếp đều đặn hàng tháng hoặc hàng quý. Điều này sẽ giúp nhà quản lý có những chế độ lương, thưởng phù hợp với những nhân viên có hiệu quả làm việc tốt, đồng thời đưa ra những xử phạt với những nhân viên liên tục không hoàn thành nhiệm vụ.

Thường xuyên lên lịch đánh giá nhân viên

Thường xuyên lên lịch đánh giá nhân viên

Xác định các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể

Để có thể đánh giá nhân viên một cách chính xác nhất, người quản lý nên chia cụ thể các tiêu chí đánh giá nhân viên theo thái độ và năng lực làm việc cụ thể của nhân viên theo các tiêu chí sau:

  • Về thái độ làm việc

- Tính trung thực: Ở bất kỳ lĩnh vực hay vị trí nào, tính trung thực cũng rất quan trọng. Một nhân viên trung thực là một nhân viên làm đúng với những kế hoạch, yêu cầu mà nhà quản trị đưa ra, đồng thời thành thật khai báo những tình huống phát sinh với nhà lãnh đạo, nhằm đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến công việc của các bộ phận khác. 

- Nhiệt tình trong công việc: Tiêu chí này thể hiện qua sự tận tụy, hăng say, hết lòng với công việc của một nhân viên. Nhân viên đạt được tiêu chí này thường không ngại khó khăn để hoàn thành tốt công việc được giao cũng như hỗ trợ đồng nghiệp khi họ cần.

- Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng: Khả năng duy trì mối quan hệ tốt với những người xung quanh vô cùng quan trọng, đặc biệt là với đồng nghiệp và khách hàng. 

- Chuyên cần: Nhân viên có sự chuyên cần cao được thể hiện qua sự chăm chỉ, đúng giờ, đúng cam kết và không lười biếng trong công việc. Khi đạt được tiêu chí này, nhân viên thường có tinh thần trách nhiệm cao và đảm bảo tiến độ công việc hiệu quả.

  • Về năng lực làm việc

- Chất lượng công việc: Theo Workforce, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên là chất lượng công việc nói chung. Khi đánh giá chất lượng công việc, hãy luôn xem xét các chi tiết cụ thể liên quan đến một dự án mà nhân viên đã làm tốt hoặc chưa tốt.

- Mức độ hoàn thành mục tiêu: Trong khi phần lớn các tiêu chí đánh giá là định tính và chủ quan, thì mức độ hoàn thành các mục tiêu là khách quan và có thể đo lường bằng những con số rõ ràng. Ví dụ: Nếu mục tiêu của nhân viên bán hàng là đem về thêm 25 khách hàng mỗi quý mà thực tế chỉ được có 7 khách hàng. Nhà quản lý có thể dễ dàng thấy rằng nhân viên đó chưa hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

- Chuyên môn: Khả năng chuyên môn rất quan trọng trong các tiêu chí đánh giá nhân viên. Thông thường, nhân viên có chuyên môn cao luôn hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng và đạt hiệu quả xuất sắc. 

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bất kể nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực nào thì kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả luôn là điều cần thiết. Nhân viên cần biết phải làm gì trong một tình huống khó khăn nếu như không có người quản lý hoặc nhân viên cấp cao bên cạnh.

- Phát triển trong công việc: Dựa vào kết quả KPI qua mỗi kỳ đánh giá, nhà quản lý có thể xác định được khả năng phát triển của nhân viên trong tương lai. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng nên đưa ra những lời khuyên để định hướng nhân viên phát triển tốt hơn.

Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên 

Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên 

Lưu lại các thành tích của nhân viên

Để thực hiện đánh giá nhân viên hiệu quả, nhà quản lý cần dành thời gian để ghi lại những thành tích chính của nhân viên, các mục tiêu đã đạt được, quá trình đào tạo đã hoàn thành, những nhận xét tích cực của khách hàng, tác phong và thời gian đi làm… Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp so sánh, đánh giá khách quan, minh bạch năng lực làm việc cũng như thái độ của nhân viên. 

Lên lịch đào tạo liên tục

Khi xác định được những kỹ năng, kiến thức mà mỗi nhân viên cần cải thiện, nhà quản trị cần lên một lộ trình đào tạo rõ ràng, cụ thể. Việc đào tạo không chỉ giúp nhân viên nâng cao tầm hiểu biết và kinh nghiệm của mình, mà còn là cơ sở giúp doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ nhân sự tiềm năng.

Thường xuyên khen thưởng nhân viên

Khen thưởng luôn là một hình thức động viên nhân viên hiệu quả. Điều này giúp nhân viên nhận ra rằng, sự cố gắng, nỗ lực của mình đã được công nhận một cách xứng đáng. Đây cũng là cơ sở giúp cho nhân viên phát huy năng lực nhiều hơn trong tương lai, mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

3. Đánh giá nhân viên hiệu quả cùng HrOnline

Đánh giá nhân viên là một nhiệm vụ quan trọng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần chú trọng tới. Tùy vào mục đích, nhu cầu mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách đánh giá nhân viên phù hợp. Nếu như trước đây, việc đánh giá nhân viên bằng các phương pháp truyền thống thường không đem lại hiệu quả cao thì nay, các giải pháp công nghệ đang dần trở thành xu hướng mới, giúp các doanh nghiệp thành công trên chặng đường chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình. Nổi bật trong đó là phần mềm HrOnline, tích hợp hơn 100 tính năng nổi trội, phần mềm tự tin là giải pháp nhân sự số 1 trên thị trường nói chung và là công cụ đánh giá KPI chuyên nghiệp nói riêng.

Với tính năng đánh giá KPI, ASK chuyên nghiệp, toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp đều có thể tự đánh giá hoặc đánh giá chéo các nhân viên khác một cách hiệu quả chỉ với một vài thao tác đơn giản. Bên cạnh đó, phần mềm cũng giúp doanh nghiệp xây dựng linh hoạt bảng tiêu chí đánh giá cho nhân viên thử việc. Nhờ vậy, nhà quản trị sẽ có cách đánh giá nhân viên thử việc phù hợp, chuyên nghiệp. 

Ngoài ra, HrOnline cho phép doanh nghiệp điều chỉnh trạng thái thêm, sửa và xóa tiêu chí đánh giá tại doanh nghiệp một cách linh hoạt. Đồng thời cho phép tạo thông tin liên quan đến nhóm đánh giá và hệ số đánh giá. Thông qua đó, cập nhật chi tiết số đối tượng và số tiêu chí đánh giá giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc xem xét, đánh giá nhân sự. 

HrOnline - Giải pháp đánh giá nhân sự toàn diện

HrOnline - Giải pháp đánh giá nhân sự toàn diện

Ngoài những tính năng kể trên, HrOnline còn tích hợp được nhiều tính năng với các ưu điểm nổi bật hàng đầu có thể kể đến như: quản lý ngân sách, quản lý tuyển dụng, quản lý đào tạo… Quá trình quản lý nhân sự cũng như có một cách đánh giá nhân viên hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng với HrOnline, mọi khó khăn sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Hơn 5000 doanh nghiệp đã và đang sử dụng phần mềm HrOnline để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự. Phần mềm hiện đang chiếm sóng hầu hết trên thị trường hiện nay. Liên hệ ngay HrOnline để được hưởng ưu đãi và tư vấn miễn phí nhé!