Các Tiêu Chí Đánh Giá Ứng Viên Tuyển Dụng Nhà Tuyển Dụng Cần Biết
Quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp luôn sở hữu các bước đánh giá tuyển dụng chi tiết và rõ ràng. Tùy vào vị trí tuyển dụng, khu vực vùng miền, văn hóa doanh nghiệp của công ty... sẽ có các tiêu chí tuyển dụng khác nhau. Sau đây là các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng để giúp bạn tìm kiếm được những nhân tài cho doanh nghiệp của mình. Hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé!
Đánh giá ứng viên chính xác cần những tiêu chí gì?
Lợi ích khi xây dựng các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng
Nếu công ty đánh giá ứng viên theo cách ngẫu nhiên, chủ quan thì sẽ không tìm kiếm được các ứng viên tài năng. Việc xây dựng các bước tuyển dụng và các bước phỏng vấn chi tiết để đánh giá ứng viên sẽ giúp công ty bạn tuyển dụng được các ứng viên chất lượng hơn.
Tiêu chí đánh giá sát thực với công việc giúp người tuyển dụng khai thác thông tin hiệu quả hơn. Thiết lập thang điểm đánh giá ứng viên giúp thể hiện năng lực của mỗi ứng viên rõ ràng hơn thông qua tổng điểm đánh giá, không bỏ sót ứng viên thích hợp với công ty.
Các tiêu chí có giá trị sử dụng cho nhiều thế hệ nhân sự phòng tuyển dụng, tiết kiệm thời gian cho quy trình tuyển dụng của công ty trong tương lai.
Mục đích của các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng
Quá trình xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự của công ty với mục đích tìm nguồn lực nhân sự mới cho công ty. Mục đích quan trọng nhất của việc lập ra các tiêu chí đánh giá là tìm ra ứng viên tài năng tốt nhất cho vị trí đang tuyển dụng, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nội bộ của công ty.
Mục đích quan trọng nhất là tìm được ứng viên tốt nhất
Các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng
Một số tiêu chí đánh giá ứng viên trong quá khứ đã lỗi thời ở thời đại công nghệ hiện nay. Sau đây là các tiêu chí đánh giá ứng viên hiện đại giúp công ty tìm ra các ứng viên tài năng nhất.
Bằng cấp chuyên môn
Mặc dù bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng như hiện nay nhưng bằng cấp là tấm giấy thông hành đầu tiên giúp nhà tuyển dụng tìm thấy sự tương tích với công ty.
Công ty nên nêu rõ những yêu cầu về bằng cấp trong phần đăng tin tuyển dụng. Hiện nay, có rất nhiều nhân tài đang làm việc trái ngành được đào tạo nhưng năng lực của họ rất tốt. Chính vì vậy, những ngành nghề tương tự cũng có thể được chấp nhận.
Kinh nghiệm làm việc thực tế
Đây là yếu tố mà các nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên sở hữu nhất. Những ứng viên giỏi sẽ biết cách sử dụng kinh nghiệm làm việc thực tế để lấp những hạn chế về bằng cấp, giới tính, vùng miền….
Những ngành mang tính đại trà cho phép ứng viên sở hữu kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc trong lĩnh vực tương tự với vị trí đang ứng tuyển.
Những ngành mang tính đặc thù cao luôn đòi hỏi ứng viên phải làm đúng vị trí mà công ty đang tuyển dụng.
Những ngành khó tuyển, nhà tuyển dụng chấp nhận những ứng viên ít thiếu sót nhất để đào tạo, bổ sung thêm cho phù hợp với vị trí công ty tuyển dụng.
Khả năng làm việc nhóm
Hiện nay, mô hình làm việc nhóm đang được phổ biến và các công ty đang hướng tới. Mỗi hoạt động trong sản xuất kinh doanh là chuỗi kết nối nhiều yếu tố đóng góp từ các cá nhân và các phòng ban khác nhau.
Cho nên. các ứng viên cần sở hữu cho mình khả năng làm việc nhóm chuyên nghiệp và hiệu quả. Để các nhà tuyển dụng đánh giá tiêu chí này, kinh nghiệm và thành tích mà ứng viên đạt được trong quá trình làm việc nhóm trước đó là cơ sở đánh giá đầu tiên. Tiếp theo, giai đoạn thử việc thực tế sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chuẩn xác nhất cho tiêu chí này.
Các tiêu chí đánh giá ứng viên nào tốt
Kỹ năng giao tiếp
Những ngành giao tiếp nhiều như sales, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng,... bắt buộc sở hữu kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Tuy nhiên, các ngành nghề khác cũng đòi hỏi ở ứng viên kỹ năng này ở mức độ không nhỏ.
Kỹ năng giao tiếp không chỉ thể hiện trong lúc làm nhiệm vụ mà còn thể hiện khi
- Đối thoại cùng đồng nghiệp
- Thảo luận, đề xuất chiến lược phát triển cho phòng ban
- Phối hợp triển khai kế hoạch cùng các bộ phận khác trong công ty
- Giải quyết mâu thuẫn trong công việc
Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin
Những phần mềm thường xuyên sử dụng trong công việc, sẽ được học hỏi khi đi học, tự học thêm và công ty đào tạo. Để có nhiều kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin các ứng viên có thể tìm hiểu dù không phải chuyên ngành nhưng không thể không biết.
Nhà tuyển dụng có thể kiểm tra ứng viên thông qua bài kiểm tra kỹ năng sử dụng phần mềm nếu cần thiết. Thông thường, ứng viên sẽ phải tự hoàn thiện trong quá trình làm việc. Đây cũng là một trong những thử thách đối với ứng viên tại nơi làm việc mới.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Bất kỳ một công việc nào cũng có những khó khăn và thách thức từ các sự cố bất ngờ, nằm ngoài kế hoạch và nằm ngoài tầm kiểm soát.
Những câu hỏi tình huống thực tế luôn được sử dụng trong các kỳ phỏng vấn vì mục đích kiểm tra kỹ năng này. Tiêu chí đánh giá không nằm trọn ở sự hoàn hảo trong câu trả lời mà nằm ở khả năng tư duy, cách tìm hướng giải quyết vấn đề của ứng viên.
Tinh thần nhiệt huyết, yêu thích công việc
Hiện nay, không hiếm những trường hợp ứng tuyển vì muốn kiếm thêm thu nhập hơn là định hướng làm việc lâu dài với công ty. Trong khi đó, thời gian để hoàn tất các bước tuyển dụng nhân sự, tổ chức đào tạo, bàn giao nhiệm vụ,.. cho nhân viên mới luôn đòi hỏi tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức.
Tinh thần nhiệt huyết, nỗ lực chinh phục vị trí ứng tuyển được xem là tiêu chí đánh giá quan trọng trong các đợt phỏng vấn. Có thể nhìn nhận thông qua tác phong, cử chỉ, nghiêm túc của ứng viên khi tham gia phỏng vấn, sự hiểu biết nhiều thông tin liên quan đến công ty, quan tâm, hỏi thông tin, mong muốn gắn kết liên lạc với nhà tuyển dụng,...
Trên đây là các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng luôn hiện hữu trong quy trình tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng có thể bổ sung thêm các tiêu chí riêng cho công ty của mình để nâng cao hiệu quả của nhà tuyển dụng nhưng không được bớt đi hay cắt bỏ những tiêu chí phía trên.
Phần mềm tuyển dụng nhân sự HrOnline
Để xây dựng được các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng hiệu quả và phù hợp hơn, nhiều công ty đã sử dụng phần mềm quản lý nhân sự HrOnline. Phần mềm HrOnline với tính năng tuyển dụng chuyên nghiệp, tự tin giúp công ty xây dựng các tiêu chí đánh giá ứng viên chất lượng nhất.
Với tính năng tuyển dụng nhân sự của phần mềm HrOnline sẽ giúp công ty nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Giúp công ty xây dựng các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng, cập nhật tiến độ tuyển dụng. Ngoài ra, còn quản lý chi tiết thông tin và hồ sơ của ứng viên, xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn dành riêng cho công ty, kết nối bộ câu hỏi phỏng vấn cho từng vị trí cụ thể, đưa ra thang điểm đánh giá nhân sự dựa trên bộ câu hỏi và cho phép nhà tuyển dụng thêm và chỉnh sửa bộ câu hỏi phỏng vấn theo tùy yêu cầu của công ty.
Tính năng tuyển dụng nhân sự của HrOnline giúp công ty tạo lịch hẹn phỏng vấn nhân sự chi tiết theo ngày. Đồng bộ hồ sơ ứng viên từ mail sang hệ thống quản lý nhân sự ứng viên, cập nhật đầy đủ vị trí ứng tuyển, ngày ứng tuyển và nguồn ứng tuyển. Cho phép khai báo nhanh các thông tin ứng tuyển của ứng viên, kèm theo các thông tin chi tiết của ứng viên,..
Hãy liên hệ với HrOnline ngay để trải nghiệm được nhiều tính năng nổi bật của phần mềm nhé!

HRBP Model là gì? Cách triển khai HRBP hiệu quả trong doanh nghiệp
Mô hình HRBP (Human Resource Business Partner) là một phương pháp quản trị nhân sự hiện đại, trong đó bộ phận nhân sự không chỉ thực hiện các nhiệm vụ hành chính mà còn đóng vai trò như một đối tác chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai và tối ưu mô hình này.

9 Chỉ Số Quan Trọng Để Đo Lường Hiệu Suất Nhân Viên – CEO Cần Biết
Trong mọi doanh nghiệp, nhân viên là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, các CEO không thể chỉ dựa vào cảm tính mà cần một hệ thống đo lường rõ ràng. Việc đo lường hiệu suất nhân viên giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, tối ưu quy trình làm việc và ra quyết định nhân sự chính xác.

5 BÍ QUYẾT GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG THU HÚT ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
Trong thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc thu hút ứng viên tiềm năng là một thách thức lớn đối với các nhà tuyển dụng.

5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc lý do tại sao phải xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các bước để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công.

CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Đánh giá hiệu suất nhân viên là một quy trình quan trọng trong quản lý nhân sự, giúp đo lường và ghi nhận những đóng góp của nhân viên đối với công ty. Việc này không chỉ nhằm tôn vinh những thành tích và giá trị mà nhân viên mang lại, mà còn tạo ra cơ hội để cải thiện hiệu suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong tương lai.

AI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trong kỷ nguyên số, AI và tự động hóa đang dần trở thành những công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quản lý nhân sự. Liệu những công nghệ này có đơn thuần là những trợ lý đắc lực, hay sẽ là những nhà quản lý nhân sự thực thụ trong tương lai?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BURNOUT: 10 CHIẾN LƯỢC DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Tình trạng burnout đang trở thành một đại dịch thầm lặng trong các doanh nghiệp. Nhân viên cảm thấy quá tải, kiệt quệ, mất động lực và thậm chí còn trầm cảm. Những dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở những công việc căng thẳng mà còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau.

QUẢN LÝ THẾ HỆ GEN Z: 16 CHIẾN LƯỢC THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI TRẺ
Để quản lý thế hệ Gen Z, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các đặc điểm riêng của họ, từ đó triển khai những chiến lược phù hợp nhằm thu hút và giữ chân những tài năng trẻ này