CÁC LOẠI KPI PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

14/07/2022 790

KPI là một nhân tố quan trọng giúp nhà quản trị đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách hiệu quả. Trong thời đại thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc đánh giá năng suất làm việc của toàn bộ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đặc biệt trở nên quan trọng. Bởi đánh giá đúng năng lực của nhân viên, sẽ là cơ sở xây dựng một tổ chức phát triển bền vững. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng chỉ số KPI hiệu quả và phù hợp thì không phải nhà quản lý nào cũng thực sự có kinh nghiệm. Hiện nay, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và vị trí phòng ban khác nhau mà các loại KPI cũng được xây dựng dựa trên những đặc thù, tiêu chí khác nhau. Cùng HrOnline tìm hiểu về tầm quan trọng cũng như một số loại KPI trong phần dưới đây nhé!

Các loại KPI phổ biến trên thị trường hiện nay

Các loại KPI phổ biến trên thị trường hiện nay

Tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ số KPI

Trước khi nói đến tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ số KPI, thì việc hiểu về khái niệm KPI là cực kỳ quan trọng. KPI là một chỉ số dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu thực tế, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của tổ chức hoặc bộ phận, phòng ban doanh nghiệp. Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp thường sẽ có các chỉ số KPI khác nhau để đánh giá khách quan và minh bạch hiệu quả làm việc của bộ phận đó.

Thông qua khái niệm về KPI, doanh nghiệp có thể thấy rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ số KPI trong đánh giá năng suất, hiệu quả làm việc của nhân viên, bộ phận, phòng ban

  • Đánh giá chính xác năng lực làm việc của nhân viên

Xây dựng chỉ số KPI rõ ràng, cụ thể và phù hợp với từng vị trí của từng cá nhân trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị đánh giá chính xác được năng suất làm việc của từng nhân viên cũng như hiệu quả công việc của các bộ phận 

  • Nâng cao tinh thần trách nhiệm

Chỉ số KPI là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân viên có trách nhiệm hơn với chính công việc mà mình đang làm. Khi đạt được KPI như mong muốn, nhân viên sẽ cảm thấy có động lực để phấn đấu hơn. Từ đó, thái độ và cách làm việc cũng trở nên chăm chỉ hơn.

  • Hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Việc triển khai các chỉ số KPI trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạch định lại chiến lược kinh doanh của mình. Thông qua việc báo cáo, đánh giá chi tiết kết quả, việc lên kế hoạch nhằm cải thiện hoặc nâng cao chỉ số KPI sẽ càng hiệu quả và chất lượng hơn

Tầm quan trọng của việc xây dwungj chỉ số KPI

Tầm quan trọng của việc xây dwungj chỉ số KPI

  • Tạo động lực làm việc

Khi kết quả KPI nhận được vượt ngoài sức mong đợi của nhân viên, thì đây chính là cơ sở tạo động lực cho nhân viên, khiến họ mong muốn được chinh phục những chỉ số KPI cao hơn. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng có chế độ lương, thưởng phù hợp đối với những cá nhân, phòng ban đạt được KPI. Vì vậy, toàn bộ nhân sự lại càng có động lực để phấn đấu đạt được những mức KPI cao hơn.

Một số loại KPI mà các doanh nghiệp thường sử dụng

Tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô và phòng ban của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có mẫu đánh giá nhân viên theo KPI riêng biệt. Dưới đây là một số bảng đánh giá KPI dành cho từng phòng ban trong doanh nghiệp.

KPI phòng kinh doanh

Trong một doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh là bộ phận trực tiếp thu về doanh thu cho doanh nghiệp. Là bộ phận kết nối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng, vì vậy, KPI của phòng kinh doanh sẽ bao gồm một số yếu tố dưới đây

  • Sự tăng trưởng doanh thu hàng tháng
  • Số lượng đơn hàng hàng tháng
  • Tỷ lệ chốt đơn
  • Giá trị đơn hàng
  • Tỷ suất lợi nhuận chung

KPI bán hàng

Bộ phận Sale là những người làm việc linh hoạt, thường xuyên phải di chuyển đến nhiều địa điểm phân phối khách hàng bán lẻ nhằm bán các sản phẩm của doanh nghiệp mình. Một số chỉ số KPI dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của bộ phận Sale như

  • Doanh thu bán hàng hàng tháng
  • Số lượng hàng bán ra
  • Giá trị đơn hàng
  • Chỉ tiêu doanh số bán hàng
  • Doanh thu bán hàng theo từng loại sản phẩm

Một số loại KPI mà các doanh nghiệp thường sử dụng

Một số loại KPI mà các doanh nghiệp thường sử dụng

KPI tiếp thị

Marketing là bộ phận chịu trách nhiệm truyền thông về sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp nhằm giúp khách hàng có độ nhận biết thương hiệu nhất định. Một số chỉ số KPI dành cho phòng Marketing:

  • Ngân sách quảng cáo
  • Chi phí marketing truyền thông
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng truy cập
  • Số lượng người theo dõi trên các nền tảng xã hội

KPI phòng nhân sự

  • Tuyển dụng: Xác định chi phí và thời gian trung bình cho mỗi vị trí tuyển dụng, tỉ lệ nhân viên, số lượng hồ sơ, tỷ lệ thành công, thất bại của mỗi buổi phỏng vấn
  • Đào tạo: Tỷ lệ nhân viên được đào tạo trong tổng số nhân sự, mức độ chỉ số hài lòng của nhân viên sau khi được đào tạo, chi phí đào tạo…
  • Ngoài ra còn một số chỉ số khác như mức độ trung thành của nhân viên, hiệu quả làm việc…

HrOnline - công cụ đánh giá  KPI chuyên nghiệp

Đánh giá KPI là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết mà doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng cần triển khai. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá KPI không chỉ giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình, tiến độ, năng suất công việc chung của doanh nghiệp mà còn giúp nhân viên lấy đó làm động lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nếu như trước đây, việc xây dựng và đánh giá KPI được triển khai chủ yếu bằng các phương pháp truyền thống, làm mất nhiều thời gian và công sức của nhà quản trị. Thì hiện nay, ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự tích hợp tính năng đánh giá KPI đã và đang là phương pháp hiệu quả được các nhà quản trị tin dùng. Nổi bật trong số đó là phần mềm quản lý nhân sự HrOnline, với tính năng “đánh giá KPI” chuyên nghiệp, phần mềm giúp doanh nghiệp thiết lập và đánh giá KPI một cách hiệu quả thông qua một số ưu điểm sau:

Tính năng đánh giá KPI, ASK, 360

Tính năng đánh giá KPI, ASK, 360

  • Phần mềm giúp doanh nghiệp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhân viên

HrOnline cho phép doanh nghiệp có thể điều chỉnh trạng thái thêm, sửa và xóa tiêu chí đánh giá tại doanh nghiệp một cách linh hoạt. Đồng thời, cho phép tạo thông tin liên quan đến nhóm đánh giá và hệ số đánh giá. Ngoài ra, phần mềm còn cập nhật những ghi chú liên quan đến nội dung đánh giá nhân sự một cách nhanh chóng.

  • Lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng để đánh giá nhân viên

Từ việc hỗ trợ xây dựng kế hoạch đánh giá nhân sự tại doanh nghiệp đến hiển thị trạng thái liên quan đến kế hoạch đánh giá như: tạo mới, đã duyệt, chờ duyệt… Thông qua đó, cập nhật chi tiết số đối tượng, số người và số tiêu chí đánh giá giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc xem xét, đánh giá nhân sự. Ngoài ra, phần mềm còn hiển thị chi tiết thời gian và tiến độ của việc hoàn thành kế hoạch đánh giá giúp doanh nghiệp theo dõi nhanh chóng, chính xác.

  • Tạo phiếu đánh giá linh hoạt và trả kết quả đánh giá nhanh chóng

Thông qua tính năng tạo phiếu đánh giá, mọi thông tin về mã phiếu, kỳ đánh giá, số đối tượng… sẽ được hiển thị chi tiết đầy đủ. Thông qua đó, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, cập nhật chi tiết về kết quả của từng nhân viên để chấm điểm trung bình và xếp loại kết quả đánh giá theo từng tiêu chí.

HrOnline - giải pháp đánh giá KPI hiệu quả cho doanh nghiệp

HrOnline - giải pháp đánh giá KPI hiệu quả cho doanh nghiệp

Tùy thuộc vào vị trí của từng phòng ban mà nhà quản trị sẽ triển khai các loại KPI khác nhau, nhằm đánh giá chính xác được hiệu quả công việc của từng bộ phận. HrOnline với tính năng “đánh giá KPI” có thể thiết lập, xây dựng chỉ số KPI linh hoạt theo nhu cầu của từng phòng ban, bộ phận. Đây là một ưu điểm nổi bật giúp nhà quản trị lên kế hoạch KPI đa dạng, được đồng bộ trên một hệ thống duy nhất, nhằm quan sát và theo dõi tổng quan tình hình công việc của doanh nghiệp. HrOnline đã và đang nhận được sự tin tưởng của hơn 5000 khách hàng trên thị trường. Liên hệ ngay để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn miễn phí nhé!