ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

20/04/2022 4255

Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đang ngày càng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc các phương pháp phỏng vấn đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Phỏng vấn tốt thì doanh nghiệp sẽ nhận được ứng viên tiềm năng. Ngược lại, nếu phỏng vấn không hiệu quả, công ty sẽ dễ đánh mất những ứng viên có năng lực tốt và có kỹ năng chuyên môn cao. Hãy cùng HrOnline tìm hiểu thêm về ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn để giúp doanh nghiệp lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn tuyển dụng dành cho doanh nghiệp

Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn tuyển dụng dành cho doanh nghiệp

Phương pháp phỏng vấn là gì?

Phỏng vấn là hình thức trao đổi thông tin để các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về chân dung ứng viên của mình qua hình thức trực tiếp (gặp mặt) hoặc hình thức gián tiếp (online). Thông qua việc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành xem xét, đánh giá năng lực làm việc, kỹ năng xử lý tình huống,...cũng như mức độ phù hợp của ứng viên đối với yêu cầu, văn hóa của doanh nghiệp. Không những thế, phỏng vấn cũng là cơ hội để ứng viên thể hiện được kinh nghiệm, kỹ năng của mình, nhằm gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

phỏng vấn là gì

Phỏng vấn là gì?

Mục tiêu của các cuộc phỏng vấn

Đứng về góc nhìn tổng quát, mục tiêu chung của hầu hết các cuộc phỏng vấn hướng đến chính là tìm ra những ứng viên phù hợp với những yêu cầu và vị trí công việc mà doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng. Chính vì thế, để tìm kiếm và tuyển dụng thành công ứng viên, nhà tuyển dụng cần phải xây dựng cho mình các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng một cách chuyên nghiệp, bài bản. 

Ngoài ra, thông qua quy trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng có thể xác định được mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của ứng viên. Nhìn nhận và đánh giá năng lực của ứng viên có thực sự đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp đối với vị trí công việc hay không. Đồng thời, đánh giá sự phù hợp của ứng viên đối với văn hóa doanh nghiệp qua trang phục, thái độ, lời nói... Từ đó lựa chọn cách từ chối ứng viên không phù hợp một cách khéo léo, đồng thời chọn lọc ra những ứng viên thực sự phù hợp, có tiềm năng nhất đối với doanh nghiệp. Tùy vào mục đích của mỗi cuộc phỏng vấn mà quy trình phỏng vấn cũng được thiết kế riêng biệt, phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. 

Các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng

Để thu hút được những ứng viên tiềm năng, đòi hỏi các quản trị nhân sự cũng cần phải xây dựng cho doanh nghiệp mình một quy trình phỏng vấn tuyển dụng rõ ràng, đảm bảo hiệu quả cao. Thông thường, một quy trình tuyển dụng cơ bản sẽ có những giai đoạn sau:

  • Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
  • Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
  • Lựa chọn kênh tuyển dụng 
  • Lọc hồ sơ ứng viên chọn ra những ứng viên phù hợp
  • Sắp xếp danh sách ứng viên, lịch hẹn phỏng vấn, thời gian, địa điểm và ghi nhận ứng viên tham gia phỏng vấn
  • Lựa chọn hình thức phỏng vấn ứng viên

Các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng

Các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng

Tuy nhiên, để triển khai tốt các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng lại là chuyện không hề dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp còn gặp phải một số sai sót do quá trình phỏng vấn thủ công gây ra như: Làm mất hồ sơ ứng viên, đặt lịch hẹn sai sót, trùng lặp…

 

Một số lưu ý trong quá trình phỏng vấn

1. Tránh hỏi lại những vấn đề đã nêu rõ trong CV

Đây là một vấn đề mà rất nhiều nhà tuyển dụng gặp phải trong quá trình phỏng vấn ứng viên, điều này sẽ dẫn đến mất thời gian cả hai bên. Trong trường hợp nhà tuyển dụng hỏi lại những vấn đề đã được nêu trong CV sẽ không tránh khỏi trường hợp ứng viên sẽ trả lời như những gì đã viết trong CV.

2. Phân bổ thời gian phỏng vấn hợp lý

Nhiều nhà tuyển dụng không biết cách phân bổ thời gian hợp lý sẽ dẫn đến trường hợp ứng viên được đà trả lời phỏng vấn rất dài nhưng lại không đúng trọng tâm làm cho cả hai bên đều không hiểu được ý đồ mong muốn của đối phương.

3. Đánh giá ứng viên trong quá trình phỏng vấn

Đi đôi với việc phỏng vấn là khả năng quan sát, đánh giá ứng viên trong suốt buổi phỏng vấn. Để đánh giá ứng viên hiệu quả, đòi hỏi nhà tuyển dụng phải có một cái nhìn toàn diện để xem xét mức độ, khả năng cũng như ứng biến của ứng viên đối với những thay đổi môi trường. Từ đó, đánh giá xem ứng viên có phát triển hay có phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài của công ty hay không.

Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn phổ biến hiện nay

Phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp giúp nhà tuyển dụng nhìn rõ chân dung ứng viên hơn

Phỏng vấn trực tiếp giúp nhà tuyển dụng nhìn rõ chân dung ứng viên hơn

- Ưu điểm: Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong hầu hết các cuộc phỏng vấn của các doanh nghiệp. Đối với phương pháp này, nhà tuyển dụng sẽ có được cái nhìn tổng quát nhất về ứng viên mà mình đang phỏng vấn. Thông qua hình thức gặp mặt trực tiếp, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên qua: thái độ, cử chỉ, lời nói, khả năng xử lý tình huống, từ đó xem xét khả năng phù hợp của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.

- Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều có chung một khoảng thời gian và không gian cụ thể. Chính vì thế, đây cũng là yếu tố tạo nên nhược điểm đối với doanh nghiệp trong xu hướng phát triển công nghệ toàn cầu. Hai nhược điểm lớn nhất của hình thức phỏng vấn trực tiếp có thể kể đến như:

  • Công nghệ phát triển, đồng nghĩa với việc hình thức phỏng vấn tuyển dụng cũng trở nên linh hoạt hơn. Trong khi chúng ta phải lên thời gian, kế hoạch, địa điểm và mất thời gian để ứng viên di chuyển đến nơi phỏng vấn thì đối thủ của chúng ta đã và đang sử dụng hình thức phỏng vấn trực tuyến để dễ dàng sàng lọc được nhiều ứng viên tiềm năng hơn.
  • Sau 3 năm trải qua đại dịch, cũng là lúc doanh nghiệp cần nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng của công nghệ. Không những trong đời sống thường ngày mà còn trong quản lý nhân sự, đặc biệt là quy trình tuyển dụng. Dù không thể tổ chức những cuộc phỏng vấn trực tiếp, nhưng không có nghĩa chúng ta để cho tình trạng thiếu hụt nhân lực kéo dài quá lâu. Đây chính là lúc doanh nghiệp cần sử dụng đến những phần mềm công nghệ hỗ trợ cho quá trình phỏng vấn trở nên thuận tiện và chuyên nghiệp hơn. 

Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn qua điện thoại giúp tiết kiệm thời gian, chi phí

Phỏng vấn qua điện thoại giúp tiết kiệm thời gian, chi phí

- Ưu điểm: Đây là một phương pháp khá phổ biến sau phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Đối với hình thức phỏng vấn qua điện thoại, cuộc trò chuyện giữa ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ diễn ra được thoải mái hơn, ứng viên có thể tự tin thể hiện những điểm mạnh của mình, bên cạnh đó là đưa ra một số yêu cầu, đề nghị hay mong muốn mà không cần ngần ngại nhà tuyển dụng. Không những thế về mặt không gian, địa điểm hay di chuyển cũng rất tiện lợi cho cả hai bên.

-Nhược điểm: Trái ngược với hình thức phỏng vấn gặp mặt, khi nói chuyện qua điện thoại, nhà tuyển dụng sẽ không thể thấy được chân dung toàn cảnh của ứng viên, khó mà kiểm soát được việc liệu ứng viên có đang có hình thức hay công cụ hỗ trợ nào trong quá trình phỏng vấn không, điều này sẽ dẫn đến việc đánh giá sai ứng viên. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng không thể quan sát để đánh giá được phong thái, kỹ năng và hành vi của ứng viên trong quá trình phỏng vấn.

Phương pháp phỏng vấn online 

Phương pháp phỏng vấn Online

Phương pháp phỏng vấn Online

- Ưu điểm: Cũng giống như khi phỏng vấn qua điện thoại, hình thức phỏng vấn online qua các phần mềm ứng dụng sẽ rất thuận tiện cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Thông qua hình thức này, nhà tuyển dụng sẽ không cần mất quá nhiều thời gian di chuyển đi lại, hay tìm một không gian, địa điểm thích hợp cho cuộc phỏng vấn. Bên cạnh đó, thuận tiện hơn hết chính là nhà tuyển dụng có thể video call với ứng viên thông qua các phần mềm online để có thể nhìn được biểu cảm hay cách ứng xử của ứng viên mà không cần phải gặp mặt.

- Nhược điểm: Đối với hình thức phỏng vấn online, đường truyền internet được đảm bảo là điều rất quan trọng, bởi vì khi đường truyền có vấn đề, ứng viên hoặc nhà tuyển dụng sẽ không nghe rõ được câu trả lời hay câu hỏi dẫn đến cả hai bên không hiểu mong muốn và nhu cầu của nhau.

Tuyển dụng cùng phần mềm quản lý nhân sự HrOnline

Với những ưu điểm và tính năng vượt trội, phần mềm quản lý nhân sự toàn diện HrOnline sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp các doanh nghiệp nắm bắt và xây dựng quy trình phỏng vấn một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập được bằng các loại thiết bị thông minh như: máy tính và điện thoại... Bên cạnh đó, phần mềm tích hợp giao diện trực quan, cực kỳ dễ sử dụng, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. 

Tính năng tuyển dụng của HrOnline

Tính năng tuyển dụng của HrOnline

HrOnline không những giúp doanh nghiệp lưu trữ hồ sơ cá nhân của các ứng viên hiệu quả, mà còn giúp doanh nghiệp theo dõi lịch phỏng vấn, những bài test và câu hỏi từ đó đưa ra bảng đánh giá ứng viên chính xác nhất. Nhận thấy được sự khó khăn trong quá trình xét tuyển nhân sự ở các doanh nghiệp, cùng với đó là sự “lên ngôi” của công nghệ ngày này, HrOnline tự tin là phần mềm  mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất. Cụ thể, thông qua HrOnline, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như:

  • Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, chi tiết theo từng vị trí công việc
  • Lập kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân sự các vị trí, bộ phận, phòng ban
  • Quản lý chi tiết các thông tin về đợt tuyển dụng, hồ sơ ứng viên
  • Kết nối bộ câu hỏi phỏng vấn cho từng vị trí tuyển dụng cụ thể
  • Cho phép thêm chỉnh sửa bộ câu hỏi phỏng vấn tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp

Tóm lại, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn tuyển dụng là khác nhau. Đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng thành công phần mềm quản lý nhân sự HrOnline để giải quyết các bài toán khó khăn  trong quá trình tuyển dụng nói riêng và trong quản lý doanh nghiệp nói chung. Ngoài ra, phần mềm quản lý nhân sự còn có khả năng mở rộng để tích hợp với các phần mềm quản trị sản xuất, quản trị quan hệ khách hàng, kế toán,… đáp ứng nhu cầu quản trị toàn diện doanh nghiệp. Với những tính năng tuyệt vời như vậy, HrOnline sẽ là sự lựa chọn tin tưởng số 1 của rất nhiều tổ chức. Liên hệ ngay tới hotline của HrOnline để được tư vấn thông tin chi tiết nhé!