LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO TRONG DOANH NGHIỆP?
Sau một khoảng thời gian miệt mài làm việc và cống hiến, một số nhân viên có năng lực chuyên môn cao và đạo đức tốt sẽ được đề cử vào các vị trí lãnh đạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải nhân viên xuất sắc nào cũng có thể trở thành một lãnh đạo ưu tú. Vị trí này đòi hỏi các yêu cầu về kỹ năng và trình độ hoàn toàn khác biệt so với nhân viên. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp?
Năng lực lãnh đạo là gì?
Năng lực lãnh đạo hiểu thế nào là đúng?
Nói một cách đơn giản, năng lực lãnh đạo của nhà quản lý chính là sự kết hợp giữa khả năng và thực lực của họ. Mỗi người quản lý sẽ có một năng lực lãnh đạo khác nhau, bởi đó là thực lực, là tố chất sẵn có bên trong kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm thực tế mà họ đã tích lũy. Người có năng lực lãnh đạo tốt sẽ dẫn dắt được nhân viên của mình làm việc năng suất và hiệu quả hơn rất nhiều.
Các yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo
Tầm nhìn xa và kỹ năng mềm
Người có năng lực lãnh đạo phải là người có kiến thức chuyên ngành sâu rộng, tầm nhìn định hướng xa và kỹ năng mềm cần thiết. Về kiến thức, người quản lý cần có những kỹ năng chuyên ngành để phục vụ việc điều phối công việc. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề, truyền đạt thông tin... cũng là những kỹ năng mà một người có năng lực lãnh đạo tốt cần có.
Khả năng lập kế hoạch
Người có năng lực lãnh đạo tốt phải có khả năng lập kế hoạch và phân chia công việc hợp lý cho cấp dưới của mình. Họ cũng phải hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu và nguyện vọng của nhân viên. Bên cạnh đó, họ cũng cần có kỹ năng nắm bắt công việc nhanh chóng và lập kế hoạch hiệu quả.
Nhà lãnh đạo giỏi phải có khả năng lập kế hoạch hiệu quả
Khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng
Người lãnh đạo cần phải có khả năng phản xạ nhanh, giải quyết mọi vấn đề kịp thời, hiệu quả. Những người có sẵn trong mình tố chất, năng lực lãnh đạo sẽ vượt qua khó khăn một cách dễ dàng vì họ bình bình giải quyết vấn đề kịp thời, triệt để.
Tính kiên định
Năng lực lãnh đạo một phần còn thể hiện ở tính kiên định. Họ sẽ là những người có lập trường vững vàng trong mọi quyết định. Tất nhiên, kiên định khác hoàn toàn tư tưởng ngoan cố, bảo thủ.
Sự tự tin
Người có năng lực lãnh đạo đa phần họ đều có lòng tin vào chính mình. Bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng sẽ phải trải qua một khoảng thời gian tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong công việc. Đồng thời, họ cũng sẽ chịu khó học hỏi, tiếp thu kiến thức từ những giỏi xung quanh.
Sự tự tin luôn mang lại thành công cho bạn
Sự kiên trì
Những người lãnh đạo có năng lực tốt họ không bao giờ đầu hàng trước mọi khó khăn, thử thách. Thành công không bao giờ đến một cách dễ dàng. Và người đứng đầu cần phải kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đề ra để nhân viên ở sau noi theo.
Sự quyết đoán
Quyết đoán là một yếu tố quan trọng của một người làm lãnh đạo, quản lý. Nếu không có sự quyết đoán bạn sẽ rất dễ đánh mất cơ hội và thậm chí gây tổn thất cho doanh nghiệp cũng như chính bản thân mình.
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Năng lực lãnh đạo còn thể hiện ở việc sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể. Bạn phải tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt nhân viên cấp dưới. Thậm chí, những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân, gia đình, bạn bè của bạn cũng bị sự bận rộn chiếm hữu.
Khả năng thích nghi
Phương thức kinh doanh không bao giờ là bất biến, nó có thể phù hợp hôm nay nhưng sẽ không còn hiệu quả vào ngày mai. Một người có năng lực lãnh đạo sẽ nhận thức được điều đó, và họ biết cách thích nghi để thay đổi sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải luôn cập nhật công nghệ, phương pháp, kỹ năng mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc.
Khả năng thích nghi tốt với mọi môi trường
Bất chấp mạo hiểm
Nhiều người không muốn mạo hiểm vì họ sợ thất bại. Tuy nhiên, những người có năng lực lãnh đạo thực sự nên đặt cho mình một câu hỏi: “Mạo hiểm có đáng giá hay không?”.
Nếu cảm thấy sự mạo hiểm đó là xứng đáng, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý e ngại, lo sợ và dũng cảm đương đầu với khó khăn, thử thách. Nếu khó khăn quá lớn, hãy dành thời gian để lên kế hoạch “tác chiến”. Hãy tin rằng, càng chuẩn bị kỹ lưỡng thì mức độ mạo hiểm trong tình huống đó càng giảm đi đáng kể.
Có thể nâng cao năng lực lãnh đạo bằng cách nào?
Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa với những thay đổi khó lường đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn xa, biết cách chỉ đạo, triển khai và hỗ trợ hiệu quả các chương trình, kế hoạch đổi mới. Để nâng cao năng lực quản lý, nhà lãnh đạo cần tập trung phát triển các vấn đề sau:
Nâng cao kiến thức về công nghệ 4.0 để điều hành tốt công ty, doanh nghiệp của mình
Người lãnh đạo phải luôn đi đầu tìm tòi và học hỏi các tiến bộ về công nghệ, để có một khối lượng kiến thức sâu rộng, vận hành doanh nghiệp bài bản và đúng hướng. Một doanh nghiệp không thể nào trụ vững nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ, nhất là trong thời đại nền kinh tế số hóa như hiện nay.
Nhà lãnh đạo cần phải trao dồi kiến thức thường xuyên
Phát triển các chiến lược dài hạn để nghiên cứu và tiếp cận tri thức mới, mở rộng mối quan hệ đối tác kinh doanh
Các chiến lược dài hạn chính là định hướng và mục tiêu phát triển lâu dài cho mọi doanh nghiệp, cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà lãnh đạo.
Nâng cao năng lực lãnh đạo bằng việc sử dụng các ứng dụng hiện đại
Sự tiên tiến của công nghệ đã cho ra đời nhiều ứng dụng, phần mềm hiện đại hỗ trợ lãnh đạo quản trị doanh nghiệp dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong số đó, phần mềm quản lý nhân sự HrOnline là nền tảng quản lý đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và chất lượng nhất hiện nay.
Phần mềm HrOnline được xây dựng với trọn bộ tính, giúp lãnh đạo theo dõi, quản lý và đánh giá nhân viên toàn diện:
Xây dựng quy trình tuyển dụng bài bản, tự động
- Phê duyệt đơn từ online trên mọi thiết bị
- Thiết lập các tiêu chí đánh giá nhân viên
- Quản lý công việc và giao việc trực tuyến
- Tổng hợp báo cáo về mọi hoạt động của doanh nghiệp
Các tính năng chuyên nghiệp của HrOnline
Nâng cao năng lực quản lý của người lãnh đạo bằng cách tham gia các khóa đào tạo (đào tạo lại, đào tạo thêm hay đào tạo nâng cao) của các chuyên gia
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng cần thường xuyên trau dồi bản thân, tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình.
Tham gia khóa học về kỹ năng mềm và ngoại ngữ là cần thiết nếu muốn nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý
Kỹ năng mềm và ngoại ngữ là hai yếu tố không thể thiếu của một nhà lãnh đạo có năng lực. Bạn cần phải trau dồi thường xuyên hai kỹ năng đó để phục vụ tốt cho công việc cũng như trong đời sống của mình.
Nâng cao năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp là việc làm quan trọng và cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp. Không ai muốn mình được quản lý và lãnh đạo bởi một người không có tốt chất và kém chuyên nghiệp. Hãy luôn cố gắng và thể hiện tài năng của một nhà lãnh đạo có năng lực với những chia sẻ trên nhé! Chúc các bạn thành công!
![](/uploads/anhDaiDienBaiViet/Monday638657061522027837.jpg)
15 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC LÀNH MẠNH
Văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một môi trường làm việc tích cực, qua đó tăng cường sự gắn kết của nhân viên, nâng cao năng suất lao động và sức khỏe tổng thể của doanh nghiệp.
![](/uploads/anhDaiDienBaiViet/Monday638651070818226271.jpg)
7 MÔ HÌNH GẮN KẾT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Việc xây dựng một mô hình gắn kết nhân viên hiệu quả không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường nơi nhân viên cảm thấy có động lực cống hiến và cam kết với thành công của công ty. Chọn đúng mô hình gắn kết nhân viên chính là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cùng nhau đạt được mục tiêu chung và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
![](/uploads/anhDaiDienBaiViet/Monday638645002139007772.png)
QUẢN TRỊ LÀ GÌ? QUẢN LÝ LÀ GÌ? SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ
Hiểu rõ sự khác biệt giữa quản trị và quản lý không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và thành công lâu dài. Vậy, quản trị là gì? Quản lý là gì? Và tại sao việc phân biệt hai khái niệm này lại quan trọng đối với doanh nghiệp? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.
![](/uploads/anhDaiDienBaiViet/Tuesday638639796161851817.png)
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC: TƯƠNG LAI CỦA QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI
Sự bùng nổ của các công nghệ số và tự động hóa đã thay đổi cách chúng ta làm việc, quản lý và tương tác với lực lượng lao động. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chuyển đổi số trong quản lý nhân sự đã trở thành một chủ đề “nóng” và liên tục được quan tâm trong lĩnh vực nhân sự.
![](/uploads/anhDaiDienBaiViet/Monday638626876569859301.png)
CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN CUỐI NĂM
Đánh giá hiệu suất nhân viên cuối năm là một quy trình quan trọng trong mọi doanh nghiệp, giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về kết quả công việc của nhân viên trong suốt năm qua. Đây không chỉ là cơ hội để ghi nhận những nỗ lực, thành tựu của nhân viên mà còn là dịp để phân tích các điểm cần cải thiện, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp cho từng cá nhân và cả đội ngũ.
![](/uploads/anhDaiDienBaiViet/Monday638620900264731283.png)
NHỮNG ÁP LỰC VÔ HÌNH MÀ GEN Z ĐANG GẶP PHẢI
Thế hệ Gen Z, gồm những người sinh từ năm 1997 đến 2012, đang phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại. Khác với các thế hệ trước, Gen Z lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ, với sự tiếp xúc gần như liên tục với mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.
![](/uploads/anhDaiDienBaiViet/Tuesday638615574308852229.png)
8 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TỰ ĐỘNG HÓA TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN
Theo một khảo sát gần đây, các chủ doanh nghiệp nhỏ cho rằng xử lý bảng lương là một trong những hoạt động HR tốn thời gian nhất. Nhiều người cho biết họ mất trung bình khoảng năm giờ mỗi kỳ trả lương để tính toán thuế, nộp thông tin và phân bổ quỹ. Thậm chí, có những người phải dành khoảng 21 ngày mỗi năm cho những công việc này.
![](/uploads/anhDaiDienBaiViet/Thursday638611299268238432.jpg)
CÁC HÌNH THỨC CHẤM CÔNG PHỔ BIẾN - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP?
Chấm công, một công cụ quan trọng trong quản lý nhân sự, đóng vai trò thiết yếu trong việc theo dõi và ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp hiện nay có nhiều lựa chọn về hình thức chấm công, từ phương pháp truyền thống đến các giải pháp hiện đại và tự động hóa.