Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên ASK Có Những Ưu Điểm Nào?
Mô hình ASK là gì?
Mô hình đánh giá năng lực nhân viên ASK đang là mô hình ứng dụng hiệu quả và phổ biến trong việc quản trị nhân sự của các doanh nghiệp vừa và lớn trên toàn thế giới. ASK chính là chữ viết tắc của Attitude - Skill – Knowledge để đánh giá người lao động dựa trên 3 tiêu chí chính:
- Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy, hiểu biết, chuyên môn của nhân sự. Chẳng hạn như: năng lực ứng dụng, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực đánh giá…
- Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc. Kỹ năng của nhân sự phải đảm bảo được: Kỹ năng bắt chước, kỹ năng ứng dụng, kỹ năng vận dụng.
- Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, văn hóa ứng xử của người lao động với cấp trên, đồng nghiệp và công việc họ đang đảm nhận. Chẳng hạn như: sự dấn thân, trung thực, nhiệt tình, cứng đầu… trong công việc.

3 tiêu chí của mô hình ASK
Những ưu điểm của mô hình ASK khiến doanh nghiệp yêu thích
Mô hình đánh giá năng lực nhân viên ASK có rất nhiều ưu điểm khiến doanh nghiệp yêu thích. Nhờ mô hình ASK mà các doanh nghiệp dễ dàng chuẩn hóa được hàng loạt quy trình trong việc quản lý, đào tạo và theo dõi sự phát triển của nhân sự.
- Mô hình ASK giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực của nhân viên
Mô hình ASK sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các nhóm tiêu chí để đánh giá năng lực của nhân viên trong suốt quá trình họ làm việc. 3 nhóm Knowledge, Skill và Attitude sẽ phản ánh được trọn vẹn về người lao động trên mọi phương diện. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ đưa ra đánh giá năng lực của nhân viên đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho công việc mà họ yêu cầu.
Nhờ có mô hình ASK, doanh nghiệp sẽ đưa ra các yêu cầu của nhân viên cụ thể cho từng vị trí công việc. Chẳng hạn như: Nhân viên IT, doanh nghiệp sẽ yêu cầu về kiến thức lập trình và kiến thức về công nghệ thông tin nói chung, còn kỹ năng sẽ là kỹ năng ứng dụng, sáng tạo, trong khi đó thái độ với công việc là sự chỉnh chu, nhiệt tình, cẩn thận, tỉ mĩ…

Mô hình ASK giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực nhân viên
- Mô hình ASK giúp doanh nghiệp sàng lọc và đánh giá ứng viên khi phỏng vấn
Mô hình đánh giá năng lực nhân viên ASK chính là khung tham chiếu, giúp doanh nghiệp sàng lọc và đánh giá ứng viên trong vòng phỏng vấn nhờ xây dựng được những tiêu chuẩn với vị trí phỏng vấn đó. Nếu ứng viên nào đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra sẽ được nhận vào làm chính thức.
- Mô hình ASK giúp doanh nghiệp đào tạo nhân sự
Mô hình ASK giúp doanh nghiệp đào tạo được nguồn nhân sự mới dựa trên 3 tiêu chí chính Knowledge, Skill và Attitude. Những nhân sự nào đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong từng tiêu chí sẽ được thăng chức hoặc bổ nhiệm sang vị trí làm việc khác nếu doanh nghiệp cảm thấy họ phù hợp.
Nếu mô hình ASK giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực của từng nhân viên thì phần mềm quản lý nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc chấm công, theo dõi hợp đồng lao động, theo dõi ngày nghỉ phép, tính lương chính xác và công bằng... nhằm giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin đối với người lao động nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn sòng phẳng, công bằng 100% với nhân viên của mình.
Với những ưu điểm nói trên, mô hình đánh giá năng lực nhân viên ASK xứng đáng là một ứng dụng hữu ích để các doanh nghiệp quản trị nhân sự của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên sử dụng phần mềm quản lý nhân sự để việc quản lý nhân sự trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả, công bằng và tiết kiệm hơn. Mỗi doanh nghiệp phù hợp với mô hình ASK cũng như phần mềm quản lý nhân sự khác nhau. Vì thế, là người quản lý, bạn nên đưa ra sự lựa chọn sáng suốt cho mình.

HRBP Model là gì? Cách triển khai HRBP hiệu quả trong doanh nghiệp
Mô hình HRBP (Human Resource Business Partner) là một phương pháp quản trị nhân sự hiện đại, trong đó bộ phận nhân sự không chỉ thực hiện các nhiệm vụ hành chính mà còn đóng vai trò như một đối tác chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai và tối ưu mô hình này.

9 Chỉ Số Quan Trọng Để Đo Lường Hiệu Suất Nhân Viên – CEO Cần Biết
Trong mọi doanh nghiệp, nhân viên là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, các CEO không thể chỉ dựa vào cảm tính mà cần một hệ thống đo lường rõ ràng. Việc đo lường hiệu suất nhân viên giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, tối ưu quy trình làm việc và ra quyết định nhân sự chính xác.

5 BÍ QUYẾT GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG THU HÚT ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
Trong thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc thu hút ứng viên tiềm năng là một thách thức lớn đối với các nhà tuyển dụng.

5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc lý do tại sao phải xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các bước để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công.

CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Đánh giá hiệu suất nhân viên là một quy trình quan trọng trong quản lý nhân sự, giúp đo lường và ghi nhận những đóng góp của nhân viên đối với công ty. Việc này không chỉ nhằm tôn vinh những thành tích và giá trị mà nhân viên mang lại, mà còn tạo ra cơ hội để cải thiện hiệu suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong tương lai.

AI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trong kỷ nguyên số, AI và tự động hóa đang dần trở thành những công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quản lý nhân sự. Liệu những công nghệ này có đơn thuần là những trợ lý đắc lực, hay sẽ là những nhà quản lý nhân sự thực thụ trong tương lai?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BURNOUT: 10 CHIẾN LƯỢC DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Tình trạng burnout đang trở thành một đại dịch thầm lặng trong các doanh nghiệp. Nhân viên cảm thấy quá tải, kiệt quệ, mất động lực và thậm chí còn trầm cảm. Những dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở những công việc căng thẳng mà còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau.

QUẢN LÝ THẾ HỆ GEN Z: 16 CHIẾN LƯỢC THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI TRẺ
Để quản lý thế hệ Gen Z, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các đặc điểm riêng của họ, từ đó triển khai những chiến lược phù hợp nhằm thu hút và giữ chân những tài năng trẻ này