Mẫu KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất

30/10/2020 7156

Mẫu đánh giá KPI cho nhân viên kinh doanh, một mẫu đơn khá quen thuộc tại mỗi doanh nghiệp. Là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, dựa vào mẫu đánh giá KPI, nhà lãnh đạo có thể dễ dàng check nhanh hiệu quả làm việc của nhân viên trong thời gian qua để từ đó có những chỉ đạo khen thưởng hay tạo động lực giúp nhân viên làm việc tốt hơn.

 

Tùy vào mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau để xây dựng mẫu KPI hoàn chỉnh,Trong bài viết này HrOnline sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh đầy đủ và chi tiết nhất. Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Mẫu đánh giá KPI cho nhân viên kinh doanh

Mẫu đánh giá KPI cho nhân viên kinh doanh

 

 Những chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh 

1. Số contacts mới (New Leads/Opportunities)

Đây là một chỉ tiêu quan trọng luôn có trong mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh. Nhìn vào chỉ tiêu này bạn sẽ biết được số mẫu về trong tuần/tháng vừa qua, đội ngũ bán hàng đã liên hệ hết chưa, tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu, con số so với tuần trước tăng hay giảm? Lý do của sự tăng giảm này là gì? Một nhà quản lý sẽ luôn phải nắm được con số này để điều chỉnh phù hợp số lượng nhân sự, đồng thời phối hợp chặt chẽ với đội ngũ marketing.

 

2. Tỷ lệ chi phí bỏ ra để có được khách hàng mới (Client Acquisition Rates)

Một chỉ số cần có trong mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh chính là tỷ lệ chi phí bỏ ra để có được khách hàng mới. Sử dụng tỷ lệ này để điều chỉnh cách tiếp cận khi liên hệ với khách hàng. Liệu quy trình sale của bạn đã tốt chưa? Đội ngũ bán hàng để tìm hiểu về khách hàng tiềm năng trước khi liên hệ hay chưa? Hình thức liên hệ hiện tại có tốt không (gặp mặt trực tiếp, telesale, email,…).

 

Ngoài ra chỉ số KPI cho nhân viên kinh doanh này cũng giúp người lead team biết được nhân viên nào có thành tích tốt bằng việc so sánh tỷ lệ chuyển đổi giữa các nhân viên với nhau. Nếu sự khác biệt về tỷ lệ chuyển đổi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thì có thể do sự phân bố contact chất lượng không đồng đều nhau, không sao cả. Nhưng nếu diễn ra liên tục, thì ắt vấn đề nằm ở chính bạn nhân viên kinh doanh kia.

 

3. Doanh số bán hàng theo địa điểm (Sales Volume by Location)

So sánh doanh số bán hàng ở các địa điểm khác nhau trong cùng một giai đoạn sẽ giúp nhà quản trị xác định được đâu là khu vực tiềm năng để phát triển mạng lưới kinh doanh. Ở trường hợp cụ thể, các giám đốc và CEO sẽ sử dụng chỉ số này trong mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh làm căn cứ cho việc kiểm soát nguồn cầu ở đâu là lớn nhất, và thấp nhất, sau đó lý giải tại sao lại có sự khác biệt này.

 

Nếu doanh số bán hàng ở khu vực A rất thấp, có thể bởi vì lượng nhu cầu ở đó quá ít, doanh nghiệp có thể tính đến trường hợp phải chuyển địa điểm cửa hàng đi nơi khác. Ngoài ra, nếu có 2 địa điểm có doanh số bán hàng tương đương nhau và tháng 1, hãy thử áp dụng chương trình khuyến mại vào tháng 2 rồi đổi chiều vào tháng 3 để biết vị trí nào đem lại nguồn doanh thu tốt.

 

4. Giá của đối thủ (Competitor Pricing)

Mặc dù quản lý và người chủ không nên theo dõi nhất cử nhất động của đối thủ làm gì cả, họ cũng nên có mối quan tâm nhất định tới vấn đề giá của sản phẩm đối thủ bởi nó sẽ tạo ra những chiến lược cạnh tranh rõ rệt. Bằng việc liên tục so sánh giá của mình và đối thủ, bạn cũng nhận biết được đâu là thời điểm tuyệt vời để đưa ra các chương trình khuyến mãi, để thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

 

5. Mức độ tương tác của khách hàng hiện tại (Existing Client Engagement)

 

Mức độ tương tác của khách hàng hiện tại

Mức độ tương tác của khách hàng hiện tại

 

Duy trì một mối quan hệ tốt với khách sau khi việc mua bán đã kết thúc là một điều cực kỳ quan trọng để phát triển doanh nghiệp dài hạn. Bằng việc thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng, và đề xuất rằng liệu có thể giúp ích được gì nếu như có khó khăn trong quá trình sử dụng dịch vụ, người bán hàng sẽ xây dựng được lòng tin và sự yêu mến. Từ đó khách hàng sẽ luôn biết rằng ở công ty này luôn có một người nào đó sẽ hỗ trợ họ mỗi khi cần thiết. Áp dụng vào việc kiểm soát KPI phòng kinh doanh, bạn cần kiểm soát mức độ tương tác của khách hàng hiện tại, đồng thời yêu cầu các nhân viên của mình lên lịch trình liên hệ lại với các khách hàng cũ, để đảm bảo rằng khách hàng sẽ không quên đi thương hiệu của bạn mà chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ.

 

6. Sự hài lòng của nhân viên (Employee Satisfaction)

Làm công việc bán hàng đòi hỏi sự kiên trì, nhưng đôi khi, nhân viên của bạn cũng cảm thấy nhụt chí bởi KPI kinh doanh làm tạo ra cho họ vô số áp lực. Vậy nên là một người quản lý, cần phải tạo ra động lực và niềm vui trong công việc với họ.

 

Hãy tự hỏi, liệu nhân viên của mình có là một phần của tập thể? Họ có đồng ý với quy trình bán hàng đang được áp dụng? Thu thập phản hồi của nhân viên là điều rất cần thiết. Mặc dù chỉ số KPI kinh doanh này khá khó để đánh giá, bởi nó mang tính chất cảm tính. Tuy vậy, hãy yêu cầu nhân viên của bạn đánh giá mức độ hài lòng với công việc theo một thang điểm nhất định, đồng thời là trả lời các câu hỏi để hiểu rõ hơn điều gì làm cho họ cảm thấy hạnh phúc và không hạnh phúc.

 

7. Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (Net Promoter Score (NPS))

Trong mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh, chỉ số KPI quan trọng cuối cùng chính là đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn có thể đề nghị khách hàng điền vào những phiếu khảo sát nhỏ để đánh giá mức độ hài lòng của họ theo thang điểm từ 0-10.

 

Hãy gửi khảo sát về đo lường sự hài lòng của khách hàng này thường xuyên, nhưng đối với những khách hàng mới cũng chú ý đừng gửi cho họ quá sớm. Khoảng thời gian hợp lý để gửi đó là từ 3-6 tháng tùy thuộc vào ngành kinh doanh của bạn, tốc độ ra mắt các sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ... Đánh giá tỷ lệ giữa những người ghét, người thỏa mãn, và người thích bạn. Liệu có cách nào để giảm phần trăm số những người từ 0-6 điểm và tăng những người từ 7-10 điểm lên không?

 

Khi bạn đã nắm được các chỉ số trên để vận dụng vào mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh, công việc sẽ luôn ở trong tầm kiểm soát. Theo đó, có thể căn cứ vào mức độ từng chỉ số để quyết định sự điều chỉnh hợp lý cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn…

 

Trên đây là những chia sẻ của HrOnline về Cách giúp doanh nghiệp xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh đầy đủ và chi tiết nhất. Để có thể số hóa quy trình trên một cách đơn giản nhất qúy doanh nghiệp có thể tìm hiểu về phần mềm quản lý nhân sự của chúng tôi. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích đến bạn đọc.

 

  • TAGS