Trên Đường Thành Công Không Có Dấu Chân Của Sự Lười Biếng
Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói rằng: Trên đường thành công không có dấu chân của sự lười biếng và nhận định này luôn đúng ở mọi thời đại. Trên đường bước đến thành công, không ai không trải qua khó khăn, thử thách. Chỉ cần có sự siêng năng, cần cù, chịu khó và cố gắng nỗ lực hết mình bạn sẽ có được thành công.
Cố gắng nỗ lực hết mình bạn sẽ có được thành công
“Thành công” một cụm từ khá quen thuộc và được sử dụng khá phổ biến cho mọi lứa tuổi, song liệu bạn đã hiểu hết khái niệm thành công. Nếu bạn chưa hiểu hết thì cũng không sao vì Hronline sẽ giúp trả lời cho câu hỏi đó.
Khái niệm thành công
Theo từ điển Tiếng Việt “thành công” có nghĩa là đạt được mục đích, dự định, mong muốn
Theo nghĩa cơ bản, “thành công” được hiểu là sự hoàn thành, đạt được một hay nhiều mục tiêu nào đó. Một cách hoa mỹ, các mục tiêu có tên là ước mơ. Khi ước mơ được thỏa mãn, con người chạm đến một trạng thái tinh thần mang tính kết quả là hạnh phúc.
Tuy nhiên đối với cá nhân tôi “thành công” đơn giản là bạn hoàn thành việc bạn đã lên kế hoạch, việc bạn đã đặt ra trước đó.
Có rất nhiều khái niệm về thành công nhưng chung quy lại thì các bạn có thể hiểu đơn giản nhất rằng: Thành công là việc bạn đạt được mục đích và mục tiêu đề ra.
Định hướng thành công
Sớm định hướng để có thành công như bạn muốn
Thành công là việc bạn đạt được mục đích và mục tiêu đề ra. Vậy làm thế nào để định hướng thành công. Đơn giản thôi, tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ấy: định hướng thành công là việc định hướng những công việc mà bạn cần làm để có được sự thành công. Ví dụ nhé: Tôi muốn thành công ở lĩnh vực nhân sự thì chắc chắn tôi phải học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm về nhân sự, có kế hoạch để phát triển nghề nghiệp chuyên môn, nâng cao kiến thức về ngành thì tôi mới có thành công (đó là tất cả những định hướng thành công của tôi) nếu muốn thành công ở lĩnh vực nhân sự. Bạn cũng vậy, nếu muốn thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng nên định hướng rõ ràng trước khi quyết định theo đuổi lĩnh vực đó.
Suy nghĩ thành công
Muốn có được thành công chắc chắn rồi bạn phải có suy nghĩ thành công. Suy nghĩ thành công ở đây là gì ? Suy nghĩ thành công ở đây chính là suy nghĩ về sự thành công cho những công việc bạn sẽ làm trong tương lai sắp tới. Nên nhớ rằng những suy nghĩ của bạn phải là những suy nghĩ liên quan đến lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi nhé. Đừng bị sao nhãng bởi những vấn đề khác.
Ví dụ: Bạn muốn thành công ở lĩnh vực nhân sự thì bạn phải suy nghĩ về lĩnh vực nhân sự, những việc bạn sắp làm về nhân sự sẽ thành công như thế nào, có cái nhìn tích cực về sự thành công thì bạn mới có thể bước gần tới thành công.
Cũng là suy nghĩ về lĩnh vực nhân sự nhưng ở một diễn biến khác: bạn không tin những việc mình làm sẽ thành công, bạn không dám thực hiện, bạn lo sợ, bạn bị phân tâm bởi nhiều lĩnh vực khác ngoài kia...thì tôi chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào chạm tay đến thành công cả.
Câu chuyện thành công
Học hỏi những câu chuyện thành công để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân
Tại sao trên thế giới nhiều người thành công những vẫn có thói quen đọc sách và tìm hiểu những câu chuyện thành công. Bạn có biết tại sao họ thường xuyên đọc sách không ? Không phải họ siêng đâu các bạn, cũng không phải họ rảnh. Mà họ biết trong sách và những câu chuyện thành công thực tế trong sách sẽ giúp ích cho họ trong việc tích lũy kinh nghiệm và có những sáng kiến mới trong công việc. Bạn biết không, những cuốn sách về thành công được viết bởi những giáo sư, tiến sĩ hàng đầu thế giới, nên cách họ trình bày, dẫn chuyện sẽ giúp bạn dễ tiếp thu và dễ hiểu. Hơn nữa để cho ra đời một cuốn sách và những câu chuyện thành công, những nhà viết sách thường nghiên cứu rất kỹ về những câu chuyện thành công đó, thậm chí họ còn có những khảo sát thực tế về hàng trăm tỷ phú, doanh nhân, cá nhân thành công theo từng lĩnh vực cụ thể để mang đến cho người đọc kiến thức khoa học và chân thực nhất. Vì thế muốn có được thành công trong lĩnh vực gì, tôi khuyên bạn hãy nên đọc những cuốn sách và những câu chuyện thành công về lĩnh vực đó. Tôi tin việc tiếp thu những kiến thức từ sách cùng những bài học từ những câu chuyện thành công thực tế sẽ giúp bạn chạm gần hơn đến sự thành công.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
Truyền thông nội bộ là quá trình giao tiếp và tương tác giữa các thành viên trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp nhằm chia sẻ thông tin, thúc đẩy sự hiểu biết và tăng cường sự hợp tác

HRBP Model là gì? Cách triển khai HRBP hiệu quả trong doanh nghiệp
Mô hình HRBP (Human Resource Business Partner) là một phương pháp quản trị nhân sự hiện đại, trong đó bộ phận nhân sự không chỉ thực hiện các nhiệm vụ hành chính mà còn đóng vai trò như một đối tác chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai và tối ưu mô hình này.

9 Chỉ Số Quan Trọng Để Đo Lường Hiệu Suất Nhân Viên – CEO Cần Biết
Trong mọi doanh nghiệp, nhân viên là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, các CEO không thể chỉ dựa vào cảm tính mà cần một hệ thống đo lường rõ ràng. Việc đo lường hiệu suất nhân viên giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, tối ưu quy trình làm việc và ra quyết định nhân sự chính xác.

5 BÍ QUYẾT GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG THU HÚT ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
Trong thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc thu hút ứng viên tiềm năng là một thách thức lớn đối với các nhà tuyển dụng.

5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc lý do tại sao phải xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các bước để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công.

CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Đánh giá hiệu suất nhân viên là một quy trình quan trọng trong quản lý nhân sự, giúp đo lường và ghi nhận những đóng góp của nhân viên đối với công ty. Việc này không chỉ nhằm tôn vinh những thành tích và giá trị mà nhân viên mang lại, mà còn tạo ra cơ hội để cải thiện hiệu suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong tương lai.

AI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trong kỷ nguyên số, AI và tự động hóa đang dần trở thành những công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quản lý nhân sự. Liệu những công nghệ này có đơn thuần là những trợ lý đắc lực, hay sẽ là những nhà quản lý nhân sự thực thụ trong tương lai?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BURNOUT: 10 CHIẾN LƯỢC DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Tình trạng burnout đang trở thành một đại dịch thầm lặng trong các doanh nghiệp. Nhân viên cảm thấy quá tải, kiệt quệ, mất động lực và thậm chí còn trầm cảm. Những dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở những công việc căng thẳng mà còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau.