F&B Và Tất Cả Các Vấn Đề Liên Quan
Nối tiếp bài viết định nghĩa F&B là gì, Những vai trò mà ngành F&B mang lại trong bài viết này HrOnline sẽ tập trung vào hỗ trợ tất cả các bạn trong việc truy xuất các thông tin liên quan đến ngành F&B mời tất cả các bạn cùng Hronline tìm đọc nhé.
Giới thiệu về ngành F&B
Kinh doanh ngành F&B, thường sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc quản lý chuỗi khi mở thêm các điểm mới. Để giải quyết vấn đề này, các công ty, doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các giải pháp quản lý nhân sự chuỗi F&B, để hạn chế khó khăn trong quản trị nhân sự và vận hành. Theo đó, các đơn vị có thể tự tin mở rộng quy mô kinh doanh ra đến hàng trăm điểm và nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho chuỗi F&B của mình.
F&B ngành nghề đang có sức hút mạnh mẽ trên thị trường
F&B là viết tắt của từ Food and Beverage dùng để chỉ ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Theo đó, kinh doanh dịch vụ F&B chính là kinh doanh các sản phẩm đồ ăn, thức uống, thực phẩm,… trong đó có kinh doanh cả công thức để tạo nên thương hiệu. Với sự phát triển của kinh tế, xã hội cũng như nhu cầu ăn uống ngày càng nâng cao của con người như hiện nay, thì các loại hình kinh doanh thức ăn (Food), đồ uống (Beverage) lại càng trở nên độc đáo và đa dạng.
Lịch sử ngành F&B
Rất rất lâu trên thế giới, ngay từ thời trung cổ, những nhà trọ và quán ăn, quán rựu đã là thứ không thể thiếu ở bất kỳ thị trấn nào. Nhưng khái niệm về F&B mới thực sự phát triển từ đầu thế kỉ 19 khi Nicholas Appert phát minh ra đồ hộp và Louis Pasteur phát minh ra “Pasteurisation” (kỹ thuật thanh trùng). Kể từ thời điểm này, thức ăn có thể được bảo quản, lưu giữ và sử dụng lâu dài thì ngành F&B mới thật sự phát triển mạnh mẽ.
Các con số của ngành F&B thế giới và Việt Nam: Hoa Kỳ (khoảng 1,7 nghìn tỷ đô la, nhiều nguồn khác nhau), Trung Quốc (700 tỷ đô la), Nhật Bản (600 tỷ đô la), Ấn Độ (400 tỷ đô la) ), Nga (350 tỷ USD), Brazil (250 tỷ USD), Đức (225 tỷ USD), Pháp (200 tỷ USD), Anh (180 tỷ USD) và Indonesia (175 tỷ USD). Tại Việt Nam, tính tới thời điểm hiện nay thì khắp cả nước đã có 540.000 cửa hàng ăn uống, trong số đó thì có khoảng 430.000 cửa hàng là cửa hàng nhỏ, 7000 nhà hàng là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cafe (tính cả chuổi cafe nhượng quyền, chuỗi cafe tự doanh, các quầy bar) và hơn 80.000 nhà hàng được đầu tư và phát triển một cách bài bản. Con số này vẫn tăng lên chóng mặt theo từng ngày.
F&B khác ngành dịch vụ ở điểm nào
Nói nôm na, F&B là một tệp con của ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ là một từ chuyên ngành, bao gồm tất cả các thể loại dịch vụ mà chúng ta có thể thấy:
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ tuyển dụng
Dịch vụ quảng cáo
Dịch vụ ăn uống (F&B)
Dịch vụ khách sạn
v..v…
Ngành F&B là phân hệ trong ngành dịch vụ
Nói chuyên sâu hơn, F&B là một phân hệ trong ngành dịch vụ, đảm nhận nhiệm vụ cung ứng nhu cầu ăn uống cho các thực khách trong các ngành du lịch, khách sạn, khách địa phương v.v… và trong các khách sạn 3,4 sao hay các tập đoàn lớn, chúng ta còn thấy F&B còn chịu trách nhiệm về vấn đề ăn uống, sinh hoạt của nhân viên.
Trong các khách sạn, các khu du lịch thì F&B được coi là bộ mặt của nhà hàng, khách sạn đó. Bộ phận này sẽ đảm nhận nhiệm vụ tăng trải nghiệm của khách hàng. Một ví dụ điển hình về sự sụp đổ của một công ty khi dịch vụ F&B không được tốt chính là chuỗi nhà hàng món Huế. Thực sự thì với trải nghiệm trong 2 năm qua với khoảng 10 lần ăn ở nhà hàng món Huế thì dịch vụ và đồ ăn ở đây không được tốt lắm, món ăn vị rất đơn giản và cũng chẳng phát triển món mới trong thời gian dài.
Còn rất nhiều vấn đề liên quan đến ngành F&B sẽ được chúng tôi cập nhật ở bài viết tiếp theo. Các bạn nhớ theo dõi và đọc bào viết "F&B Và Tất Cả Các Vấn Đề Liên Quan (2)" để xem Hronline sẽ cung cấp những thông tin hữu ích gì tiếp theo nhé.

CÁC LOẠI PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN: 17 PHÚC LỢI MÀ MỌI HR NÊN BIẾT
Các phúc lợi của người lao động (lương thưởng gián tiếp) là những chương trình, chính sách hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho người lao động bên cạnh mức lương cơ bản.

PHƯƠNG PHÁP TRẢ LƯƠNG 3P VÀ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI
Ngày nay, thay vì chỉ trả lương cho nhân viên dựa trên số năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, các doanh nghiệp đang dần áp dụng hệ thống trả lương 3P.

7 VẤN ĐỀ VỀ LƯƠNG THƯỞNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Việc các doanh nghiệp không chú trọng đến vấn đề lương thưởng trong tổ chức có thể ảnh hưởng đến chính năng suất làm việc của nhân viên và lợi nhuận của doanh nghiệp.

VAI TRÒ CỦA NHÂN SỰ TRONG VIỆC QUẢN LÝ LƯƠNG THƯỞNG
Quản lý lương thưởng là một chức năng nhân sự quan trọng bao gồm các quá trình phân tích, xây dựng và quản lý tiền lương, phúc lợi cho mọi nhân viên trong tổ chức.

KHẢO SÁT LƯƠNG: TẠI SAO VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?
Khảo sát lương không chỉ đơn thuần là thu thập dữ liệu về mức lương mà còn là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong quản lý nhân sự và phát triển kinh doanh.

CHIẾN LƯỢC TĂNG LƯƠNG: KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Việc tăng lương không chỉ giúp doanh nghiệp thể hiện sự ghi nhận đối với những đóng góp của nhân viên, mà còn là động lực để họ nỗ lực làm việc và cống hiến nhiều hơn.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC LƯƠNG CÔNG BẰNG VÀ HỢP LÝ
Một mức lương công bằng và hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được những ứng viên tiềm năng và giữ chân được những nhân viên ưu tú.

CÁCH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
Việc tuyển dụng nhân sự hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đạt được thành công trong kinh doanh.