Các Loại Chiến Lược Kinh Doanh Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Nếu như ví người lái đò là người đưa khách sang sông, là người kết nối và tạo ra lối đi cho người du mục thì chiến lược kinh doanh được xem là đường đi, nước bước, là ác chủ bài nơi mỗi doanh nghiệp hiện nay. Có rất nhiều chiến lược kinh doanh trên thị trường, song mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề đều có một hoặc những chiến dịch kinh doanh riêng. Sau đây HrOnline sẽ giúp bạn tổng hợp các chiến dịch kinh doanh phổ biến tại các doanh nghiệp.
Chiến lược thông dụng
Chiến lược thông dụng – liên quan tới cách một mục tiêu cụ thể đạt được như thế nào. Do đó, loại hình chiến lược này quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện thực hiện, giữa kết quả và nguồn tài nguyên phải sử dụng.
Chiến lược (Strategy) hay Chiến thuật (tactics) đều liên quan đến việc đưa ra các hành động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Hầu hết, chiến lược liên quan đến cách thức bạn triển khai và phân bổ các tài nguyên theo ý muốn Trong khim chiến thuật liên quan đến cách bạn sử dụng chúng.
Chiến lược và chiến thuật thu hẹp khoảng cách giữa mục đích và phương tiện
Chiến lược và chiến thuật là những thuật ngữ được hình thành từ trong quân đội. Tuy vậy trong kinh doanh, đó là nền tảng cơ bản của bất cứ một sự thành công nào.
Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh
Chiến lược doanh nghiệp sẽ xác định doanh nghiệp đó hoạt động tại phân khúc thị trường nào, mô hình kinh doanh ra sao. Chiến lược cạnh tranh sẽ xác định các giá trị cốt lõi mà được sử dụng để cạnh tranh.
Chiến lược doanh nghiệp thông thường sẽ quyết định các vấn đề liên quan tới tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp, nói với khách hàng rằng họ làm gì, tại sao lại tồn tại, và trở thành gì trong tương lai.
Chiến lược cạnh tranh là tổng hòa về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khi đem so sánh với đối thủ trực tiếp cùng ngành.
Chiến lược cạnh tranh là tổng hòa về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu
Theo Michael Porter – giáo sư của trường đại học Harvard, chiến lược cạnh tranh được tác động bởi 5 yếu tố chính:
- Mối đe dọa từ đối thủ mới tham gia thị trường.
- Mối đe dọa từ các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế.
- Sức mạnh của nhà cung cấp.
- Sức mạnh của người mua hàng.
- Sự tranh giành giữa các doanh nghiệp đang tồn tại.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, để giải quyết 5 yếu tố trên, chiến lược cạnh tranh cần sở hữu: (1) sự tập trung, (2) sự khác biệt, và (3) đội ngũ lãnh đạo.
Chiến lược tăng trưởng tập trung
Là chiến lược tập trung mọi nỗ lực và cơ hội để phát triển các sản phẩm hiện có trên những thị trường hiện có bằng cách tăng cường chuyên môn hoá, phát triển thị phần và gia tăng doanh số, lợi nhuận.
Chiến lược tăng trưởng tập trung được triển khai theo 3 hướng Chiến lược cụ thể sau:
Chiến lược thâm nhập thị trường
Không làm thay đổi bất kỳ yếu tố cấu thành nào, mà chỉ nhằm tăng thị phần của các sản phẩm, dịch vụ hiện có trên thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Biện pháp áp dụng:
- Tăng số nhân viên bán hàng.
- Tăng cường các hoạt động quảng cáo.
- Đẩy mạnh các hoạt động khuyến mãi.
Mục đích:
- Tăng số lượng hàng hóa mỗi lần mua.
- Sử dụng hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Điều kiện vận dụng:
- Nhu cầu thị trường vẫn còn tăng, chưa bão hoà.
- Tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng chi phí marketing.
- Có thể tiết kiệm chi phí do tăng quy mô và chuyên môn hoá để tạo ưu thế cạnh tranh.
- Thị phần của các đối thủ cạnh tranh đang giảm sút.
Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược phát triển thị trường
Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách mở rộng sự tham gia của các sản phẩm hiện có vào những khu vực thị trường, khách hàng mới.
Mục đích:
- Tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường.
- Tiếp tục gia tăng quy mô sản xuất.
- Thu hút những khách hàng sử dụng mới
Điều kiện vận dụng:
- Doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối năng động hiệu quả.
- Có nhiều khả năng thâm nhập thị trường mới (vốn, nhân lực).
- Khách hàng đang có sự chuyển hướng sở thích và đánh giá.
- Doanh nghiệp vẫn còn thừa năng lực sản xuất.
Chiến lược phát triển sản phẩm
Là chiến lược tăng trưởng trên cơ sở phát triển các sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm hiện có để khai thác mạnh mẽ và hiệu quả hơn thị trường hiện có của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải có những chi phí thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Mục đích:
- Củng cố và giữ vững thị trường truyền thống.
- Tạo lập cơ cấu chủng loại sản phẩm thích hợp, có khả năng cạnh tranh thị trường.
- Đổi mới cơ cấu khách hàng và thị trường
Điều kiện áp dụng:
- Doanh nghiệp có khả năng mạnh về nghiên cứu và phát triển.
- Sản phẩm có chu kỳ ngắn, tốc độ đổi mới công nghệ cao.
- Đối thủ cạnh tranh có sự chuyển hướng đầu tư hoặc kinh doanh lĩnh vực mới.
Tóm lại lợi thế của Chiến lược tăng trưởng tập trung cho phép doanh nghiệp tập hợp mọi nguồn lực của doanh nghiệp vào các hoạt động sở trường và truyền thống của mình để tập trung khai thác các điểm mạnh, phát triển quy mô kinh doanh trên cơ sở ưu tiên chuyên môn hoá sản xuất và đổi mới công nghệ sản phẩm, dịch vụ.
Chiến lược phát triển sản phẩm
Chiến lược phát triển hội nhập
Là chiến lược phát triển doanh nghiệp trên cơ sở thiết lập và mở rộng mối quan hệ liên kết với các trung gian và đối thủ cạnh tranh trong một số lĩnh vực nhất định.
Phát triển hội nhập thường được triển khai theo 3 hướng cụ thể sau:
Chiến lược hội nhập phía trên (ngược chiều/ về phía sau)
Là Chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách tăng quyền sở hữu thâm nhập và thu hút những người cung cấp (các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp) để cải thiện doanh số, lợi nhuận hoặc kiểm soát thị trường cung ứng nguyên vật liệu.
Điều kiện áp dụng:
Áp lực của các nhà cung ứng còn quá cao.
- Ngành kinh doanh có yêu cầu phát triển công nghệ cao, chu kỳ đổi mới ngắn.
- Doanh nghiệp có đủ tiềm lực để mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh một cách đa dạng trên nhiều chức măng khác nhau.
- Doanh nghiệp có yêu cầu đặc thù về nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm riêng độc đáo.
Chiến lược hội nhập bên dưới
Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng trên cơ sở thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (yếu tố đầu ra). Nhượng quyền thương mại là một phương pháp hiệu quả giúpthực hiện thành công chiến lược này.
Điều kiện áp dụng:
- Hệ thống phân phối hiện tại chưa hợp lý và hiệu quả.
- Các trung gian phân phối có ưu thế và có mức lợi nhuận biên tế quá cao.
- Sự cạnh tranh trong tiêu thụ giữa các đối thủ khá gay gắt.
- Doanh nghiệp có nhiều tiềm lực để mở rộng chức năng và hoạt động của mình trên thị trường.
Chiến lược hội nhập bên dưới
Chiến lược hội nhập ngang
Là chiến lược nhằm tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường kinh doanh.
Hiện nay, một trong những khuynh hướng nổi bật trong quản trị chiến lược là sử dụng hội nhập ngang như một chiến lược tăng trưởng. Sự hợp nhất, mua lại và chiếm quyền kiểm soát đối thủ cạnh tranh cho phép tăng quy mô, tăng trao đổi các nguồn tài nguyên và năng lực, dẫn đến tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Điều kiện áp dụng:
- Nhu cầu thị trường ổn định, ít đột biến.
- Quy mô thị trường đủ lớn và chưa bão hoà.
- Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và thị trường.
Chiến lược phát triển đa dạng hóa
Là chiến lược tăng trưởng dựa trên sự thay đổi một cách cơ bản về công nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo lập những cặp sản phẩm – thị trường mới cho doanh nghiệp.
Có thể đa hoá theo các hướng sau:
Đa dạng hóa đồng tâm
Là Chiến lược tăng trưởng trên cơ sở đầu tư và phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới hướng đến những khách hàng, thị trường mới, nhưng những sản phẩm, dịch vụ mới này có sự liên hệ mật thiết với công nghệ sản xuất sản phẩm, dịch vụ hiện có và hệ thống marketing hiện có của doanh nghiệp.
Điều kiện áp dụng:
- Cạnh tranh trong ngành có tốc độ tăng trưởng chậm hoặc ổn định.
- Sản phẩm mới có khả năng hỗ trợ cho sản phẩm hiện tại về giá, doanh số, sản phẩm, chi phí.
- Sản phẩm hiện tại bắt đầu bước vào thời kỳ bão hoà hoặc suy thoái.
- Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có tính thời vụ cao.
Đa dạng hóa ngang
Là chiến lược tăng trưởng trên cơ sở đầu tư và phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn khác với những sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, mục đích sử dụng nhưng vẫn cùng lĩnh vực kinh doanh và hệ thống phân phối, marketing hiện có.
Điều kiện áp dụng:
- Sản phẩm mới có thể hỗ trợ, khắc phục tính thời vụ của sản phẩm hiện có.
- Lĩnh vực kinh doanh có tính cạnh tranh cao về công nghệ, tốc độ đổi mới công nghệ nhanh hứa hẹn khả năng tăng thị phần.
- Hệ thống kênh phân phối và marketing hiệu quả.
- Có tiềm lực về nghiên cứu và phát triển.
Chiến lược đa dạng hóa ngang
Đa dạng hóa hỗn hợp
Là chiến lược tăng trưởng dựa trên sự đổi mới và mở rộng hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn khác biệt với những sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, lĩnh vực kinh doanh, đối tượng khách hàng với một hệ thống các chương trình phân phối, định giá, quảng cáo, khuyến mại hoàn toàn đổi mới.
Chiến lược này thường được sử dụng nhằm tăng quy mô và thị phần nhanh chóng, khắc phục những khiếm khuyết và có thể vượt ra khỏi bế tắc hiện tại. Tuy nhiên nó đòi hỏi chi phí lớn, nhiều rủi ro vì có sự đổi mới rất cơ bản trong sản xuất và quản lý tiêu thụ.
Điều kiện áp dụng:
- Doanh số và lợi nhuận doanh nghiệp đang giảm sút.
- Thị trường hiện tại đã bảo hoà, nhiều thách thức.
- Doanh nghiệp đứng trước những cơ hội mới về ưu đãi đầu tư, chuyển giao công nghệ…
- Doanh nghiệp có đội ngũ quản trị năng động, nhạy bén.
Bài viết trên đã tổng hợp kiến thức về các loại hình chiến lược kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng rằng kiếm thức bên trên có thể giúp ích bạn trong quá trình học tập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915 686 999 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Trên đây là những chia sẻ của HrOnline về các loại chiến dịch kinh doanh phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến quý doanh nghiệp những kiến thức bổ ích, giúp doanh nghiệp hiểu thêm về các loại hình chiến lược kinh doanh và từ đó có thể áp dụng tại doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công !
Bài viết mới nhất

OKRs VÀ CON ĐƯỜNG GẶT HÁI THÀNH CÔNG CỦA CÁC ÔNG LỚN TRONG NGÀNH

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NỘI BỘ HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

VƯỢT QUA TÂM LÝ “NGẠI THAY ĐỔI” CÙNG HRONLINE - NỀN TẢNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN

4 BƯỚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH OKR DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

TIẾT LỘ CÁCH LÀM BẢNG ĐÁNH GIÁ KPI DÀNH RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP

TIẾT LỘ “KEY” CHUYỂN ĐỔI SỐ NHÂN SỰ CÙNG SANEST KHÁNH HÒA

KHẢI HOÀN LAND: XÂY DỰNG PHÒNG NHÂN SỰ SỐ THÔNG MINH THÔNG QUA HRONLINE

BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA TẬP ĐOÀN NEXTTECH

TIẾP CẬN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN VÀ THÔNG MINH CÙNG TAKAKO

HRONLINE - STAREAL: CHUYỂN ĐỔI SỐ BẮT ĐẦU TỪ YẾU TỐ QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Bài viết xem nhiều nhất

Các Loại Chiến Lược Kinh Doanh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tập đoàn viễn thông quân đội viettel quản lý nhân sự như thế nào?

Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự 4.0 – Giải Pháp Toàn Diện Cho Doanh Nghiệp Hiện Đại

Top 5 Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Quản Trị Là Gì? Phân Biệt Quản Trị Và Quản Lý?

Cách mạng về nhân sự của tập đoàn vingroup

Jack Ma: Hành Trình Từ Kẻ Thất Bại Trở Thành Tỷ Phú Giàu Nhất Trung Quốc

Câu Chuyện Thành Công Của Ông Vua Công Nghệ Bill Gate

[HOT] Các Nhân Tố Ảnh Hướng Tới Văn Hóa Doanh Nghiệp

Quản lý nhân sự của jack ma: không phải doanh nghiệp nào cũng làm được

OKRs VÀ CON ĐƯỜNG GẶT HÁI THÀNH CÔNG CỦA CÁC ÔNG LỚN TRONG NGÀNH
Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm cách để đặt mục tiêu và chinh phục mục tiêu, thì hãy thử nghiên cứu giải pháp đến từ mô hình OKRs ngay nhé!
Nhân sự là yếu tố quyết định sự thành bại của cả một tổ chức, doanh nghiệp. Để trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành, Google không chỉ dựa vào ý tưởng thành lập công ty, mà họ nhờ vào phương thức quản trị nhân sự thông qua OKSs - một phương pháp đánh giá được hình thành bởi Larry Page và Sergey Brin. Vậy OKRs là gì? Đâu là những lợi ích của OKRs có thể mang lại cho doanh nghiệp. Hãy cùng đội ngũ HrOnline khám phá ngay nhé!

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NỘI BỘ HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp của bạn đã có một quy trình đào tạo nội bộ thực sự hiệu quả?
Theo Udemy for Business, 71% chuyên gia nhân sự tin rằng nhân viên trong doanh nghiệp không có đủ kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại. Để chấm dứt tình trạng trên và biến nguồn nhân lực làm lợi thế cạnh tranh độc nhất, hãy xây dựng ngay một quy trình đào tạo nội bộ đúng chuẩn và hiệu quả.

VƯỢT QUA TÂM LÝ “NGẠI THAY ĐỔI” CÙNG HRONLINE - NỀN TẢNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN
Vượt qua tâm lý “ngại thay đổi” là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bứt phá trong hành trình quản lý nhân sự. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tâm lý “ngại thay đổi”

4 BƯỚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH OKR DÀNH CHO DOANH NGHIỆP
OKR (hay Objectives and Key Results) được khái niệm là một hệ thống quản trị mục tiêu trong một tổ chức, doanh nghiệp. Cùng HrOnline tìm hiểu kỹ hơn về OKR và quy trình 4 bước xây dựng mô hình OKR hiệu quả dành cho doanh nghiệp nhé!

TIẾT LỘ CÁCH LÀM BẢNG ĐÁNH GIÁ KPI DÀNH RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP
Cụm từ “Đánh giá nhân viên” luôn là vấn đề đáng báo động, gây ra rất nhiều sự nhức nhối cho các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý… Trên thực tế, phần lớn nguyên nhân của việc đánh giá nhân viên không hiệu quả đều có điểm xuất phát từ việc sử dụng sai phương pháp. Vậy làm cách nào để có thể theo dõi và nắm bắt được toàn bộ khung năng lực của nhân viên? Và đâu là cách làm bảng đánh giá KPI hiệu quả nhất? Cùng HrOnline tìm hiểu nhanh thông qua bài viết dưới đây.

KHÁM PHÁ CÂU HỎI: CÁCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ LÀ GÌ?
Để đạt được sự thành công và hiệu quả cao trong kinh doanh, việc đề ra một kế hoạch quản lý nhân sự là cực kỳ cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự đảm nhiệm vai trò giám sát nhiều hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn: tuyển dụng và lựa chọn ứng viên, đào tạo, phát triển phúc lợi, phát triển mối quan hệ giữa các nhân viên… Có thể hiểu, “Nhân sự” chính là bộ phận cốt lõi của cả một doanh nghiệp. Để tiến xa hơn trên con đường thành công, hiểu được “cách quản lý nhân sự là gì?” sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất đối với các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai. Hãy cùng HrOnline tìm hiểu những “cách quản lý nhân sự là gì” trong bài viết dưới đây.

BƯỚC NÀO QUAN TRỌNG NHẤT TRONG QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NĂM 2023?
Tuyển dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Hoạt động này yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần phải đảm bảo xây dựng được quy trình tuyển dụng nhân sự chi tiết, rõ ràng để thu hút được những ứng viên tiềm năng cho tổ chức. Để việc tuyển dụng diễn ra thành công và hiệu quả, thì trước hết, nhà tuyển dụng cần xác định được bước nào quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng, từ đó, lập nên sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự toàn diện nhất. Hãy cùng HrOnline phân tích và tìm hiểu các bước cơ bản giúp tạo ra quy trình tuyển dụng tối ưu dành cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

“RINH” NGAY NHỮNG CÁCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ THÔNG MINH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP
Quản lý nhân sự được coi là “cánh cửa trọng yếu” để mở ra sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Hiện nay, những cách quản lý nhân sự thủ công và truyền thống đã không thể nào đáp ứng được các nhu cầu trong quản lý nhân sự. Vậy, đâu là giải pháp để khắc phục các hạn chế trong quá trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp? Hãy cùng HrOnline tìm kiếm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!