16 Vấn Đề Nhân Sự Phổ Biến Tại Các Doanh Nghiệp
Vấn đề nhân sự là vấn đề muôn thuở tại các doanh nghiệp từ trước đến nay. Mặc dù ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ song các doanh nghiệp vẫn chưa thể lý giải được hết những góc khuất từ bài toán nhân sự. Trong bài viết này HrOnline sẽ giới thiệu đến bạn những vấn đề nhân sự phổ biến mà các doanh nghiệp đang gặp phải.
1. Số lượng nhân sự lớn
Số lượng nhân sự lớn gây khó khăn trong việc quản lý
Quản lý nhân sự ở quy mô nhỏ và vừa đã khó, thế nên việc quản lý số lượng lớn nhân sự lại càng khó hơn. Nhân sự đông vừa gây khó khăn vừa tạo áp lực cho nhà quản trị. Có quá nhiều vấn đề liên quan đến nhân sự như: quản lý chi tiết hồ sơ nhân sự, thông tin nhân sự, hợp đồng lao động, hồ sơ nhân sự cần giải quyết, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn quy mô nhân sự đông việc quản lý nhân sự rất khó khăn. Nhân sự đông đồng nghĩa với việc công việc của họ trở nên nhiều hơn, các công tác liên quan đến nhân sự cũng từ đó mà tăng lên theo cấp số nhân, khiến không ít nhà quản trị ngao ngán.
2. Nhân sự chia theo nhiều phòng ban, chi nhánh
Nhân sự được tách thành nhiều phòng ban riêng biệt, mỗi phòng ban là một quy chế riêng, một công tác riêng, không đồng bộ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, gây khó khăn cho việc chấm công và tính lương cho nhân viên.
Bên cạnh đó việc phân chia nhân sự theo từng chi nhánh cũng khó khăn trong việc cung cấp các thông tin, dữ liệu công tác quản lý, họp hành, chấm công và tính lương...
- Không biết nhân sự làm gì ở đâu
- Nhân sự có tập trung làm việc hay không
- Ai là người giám sát hiệu quả công việc của nhân sự
- Thái độ và tác phong của nhân sự khi làm việc...
3. Quản lý tài sản:
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều gặp vấn đề trong việc bảo quản tài sản đặc biệt là các trang thiết bị văn phòng luôn bị mất và hao hụt so với thời gian ban đầu. Tài sản tại công ty thường xuyên bị thất lạc, xuất nhập tồn về hàng hóa luôn thiếu hoặc không khớp với số liệu ban đầu ảnh hưởng đến việc báo cáo doanh thu và báo cáo bán hàng của doanh nghiệp…
4. Quản lý đơn từ:
Có quá nhiều các loại đơn từ xuất hiện tại các doanh nghiệp như: đơn xin nghỉ phép, công tác, nghỉ việc, sinh sản, điều xe, tạm ứng...gây khó khăn cho nhân sự trong việc quản lý và tốn thời gian trong việc lưu trữ và bảo quản.
5. Quản lý ca:
Quản lý ca là một trong những đặc thù công việc của những ngành như: Bán lẻ, F&B, Khách sạn, Nhà hàng...Có quá nhiều ca làm việc và phải bố trí nhân sự theo ca làm tốn quá nhiều thời gian của nhân sự trong việc quản lý ca và tìm người. Bên cạnh đó công tác này cũng ảnh hưởng lớn đến việc chấm công và tính lương nếu nhân sự luôn có sự đổi ca.
6. Quản lý bảo hiểm:
Đa số các nhân viên hiện nay đều chọn và gắn bó với những công ty có đóng bảo hiểm cho mình để được hưởng những quyền lợi về sức khỏe , do đó việc quản lý bảo hiểm tại đa số các doanh nghiệp cũng gặp nhiều rối răng. Quản lý thông tin bảo hiểm của từng nhân viên và trừ tiền bảo hiểm vào lương cũng như các chế độ khác nhau tùy doanh nghiệp gây khó khăn cho công tác nhân sự.
7. Quản lý sơ đồ tổ chức:
Một cong ty, doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả phải có sơ đồ tổ chức rõ ràng và đảm bảo hoạt động theo sơ đồ tổ chức đã được xây dựng sẵn. Song nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn quản lý theo kiểu chỉ việc chứ chưa chú trọng đến việc xây dựng sơ đồ tổ chức để quản lý nhân sự hiệu quả.
8. Quản lý tuyển dụng:
Đau đầu trong công tác quản lý tuyển dụng
Không có một công ty doanh nghiệp nào có thể hoạt động hiệu quả mà không nhờ công tác tuyển dụng. Đây được xem là một trong những công tác hàng đầu mang lại đội ngũ nhân sự tài năng phục vụ tại doanh nghiệp bạn. Song chính quy trình tuyển dụng không được thiết lập, xây dựng bài bản, không có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo phù hợp dẫn đến gặp nhiều thất bại trong việc chiêu sinh nhân tài.
9. Quản lý tính lương:
Đây là một công tác 1 tháng làm 1 lần và một năm 12-16 lần tùy doanh nghiệp song đây là công tác vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài của nhân sự tại doanh nghiệp bạn. Hiện nay các doanh nghiệp vẫn áp dụng phương thức tính lương truyền thống, tổng hợp không đủ file chấm công của nhân viên dẫn đến tính sai lương và gay ra nhiều tranh luận nơi nhân viên và nhân sự.
10. Quản lý đánh giá:
Quản lý đánh giá giúp doanh nghiệp nhận biết được năng lực thực sự của mỗi nhân viên từ đó đề ra những kế hoạch khen thưởng phù hợp nhất nhằm khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Tuy nhiên hơn 50% các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có cơ chế đánh giá và khen thưởng phù hợp để nhân viên có thể phát huy và cống hiến hết mình.
11. Quản trị hệ thống:
Hệ thống là được ví như một bộ não của con người vậy. Nhưng khác ở chỗ là nó do con người tạo ra nhằm khai thác hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp, giúp việc vận hàng và hoạt động tại doanh nghiệp trở nên trơn tru và hoàn thiện hơn. Song hiện nay việc quản trị hệ thống tại các doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề như: các doanh nghiệp chưa tạo dựng được nhiều tài khoản người dùng, chưa có công cụ phân quyền và phân công chi tiết công việc.
12. Quản lý lịch biểu:
Lịch biểu và lịch làm việc giữ vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc của một các nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Việc quản lý lịch biểu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành công việc đúng hạn quản lý chi tiết các công việc mà các doanh nghiệp cần thực hiện. Tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn lơ là trong việc thực hiện các kế hoạch và lịch biểu nguyên nhân chính xuất phát từ người quản lý, học có quá nhiều việc phải làm nên không nhớ hết công việc mình cần lên kế hoạch và lịch làm việc cụ thể.
13. Quản lý tài liệu:
Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều gặp rắc rối trong việc quản lý tài liệu, có quá nhiều tài liệu liên quan đến công ty, doanh nghiệp bao gồm tài liệu công ty, tài liệu đào tạo, công văn, quy trình, giấy tờ...gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc quản lý và lưu trữ.
14. Quản lý công việc:
Quản lý công việc hiệu quả thì mới đưa doanh nghiệp bạn phát triển, quản lý công việc tại các doanh nghiệp hiện nay bao gồm việc khởi tạo công việc, phân công công việc, quản lý dự án, và công việc cụ thể của từng cá nhân phòng ban… Song các doanh nghiệp hiện nay quản lý công việc theo kiểu giao việc chứ không đầy đủ quy trình như đã kể trên nên hiệu quả công việc mang lại không cao, khả năng hoàn thành công việc như dự kiến rất thấp.
15. Quản lý khách hàng:
Quản lý khách hàng theo cách truyền thống
Quản lý khách hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả thì doanh nghiệp bạn mới có thể khai thác tốt nhu cầu của khách hàng cũ và có thêm những khách hàng tiềm năng từ khách hàng cũ giới thiệu song các doanh nghiệp hiện nay đều gặp chung một vấn đề là bỏ mặc các khách hàng cũ để chạy đi tìm các khách hàng mới.
16. Quản lý thu chi:
Quản lý thu chi nhằm thống kê báo cáo chi tiết thu chi hàng ngày /tháng/quý/nữa năm/năm của doanh nghiệp từ đó quản lý chính xác dòng tiền của doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên hiện nay việc quản lý thu cho tại các doanh nghiệp chưa rõ ràng vẫn có nhiều lỗ hổng, nhiều gian lận tại các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến doanh thu và doanh số của các doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung bài viết “16 Vấn Đề Nhân Sự Phổ Biến Tại Các Doanh Nghiệp”. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về giải pháp giúp giải quyết các vấn đề trên thì hãy liên hệ chúng tôi.

HRBP Model là gì? Cách triển khai HRBP hiệu quả trong doanh nghiệp
Mô hình HRBP (Human Resource Business Partner) là một phương pháp quản trị nhân sự hiện đại, trong đó bộ phận nhân sự không chỉ thực hiện các nhiệm vụ hành chính mà còn đóng vai trò như một đối tác chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai và tối ưu mô hình này.

9 Chỉ Số Quan Trọng Để Đo Lường Hiệu Suất Nhân Viên – CEO Cần Biết
Trong mọi doanh nghiệp, nhân viên là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, các CEO không thể chỉ dựa vào cảm tính mà cần một hệ thống đo lường rõ ràng. Việc đo lường hiệu suất nhân viên giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, tối ưu quy trình làm việc và ra quyết định nhân sự chính xác.

5 BÍ QUYẾT GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG THU HÚT ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
Trong thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc thu hút ứng viên tiềm năng là một thách thức lớn đối với các nhà tuyển dụng.

5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc lý do tại sao phải xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các bước để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công.

CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Đánh giá hiệu suất nhân viên là một quy trình quan trọng trong quản lý nhân sự, giúp đo lường và ghi nhận những đóng góp của nhân viên đối với công ty. Việc này không chỉ nhằm tôn vinh những thành tích và giá trị mà nhân viên mang lại, mà còn tạo ra cơ hội để cải thiện hiệu suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong tương lai.

AI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trong kỷ nguyên số, AI và tự động hóa đang dần trở thành những công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quản lý nhân sự. Liệu những công nghệ này có đơn thuần là những trợ lý đắc lực, hay sẽ là những nhà quản lý nhân sự thực thụ trong tương lai?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BURNOUT: 10 CHIẾN LƯỢC DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Tình trạng burnout đang trở thành một đại dịch thầm lặng trong các doanh nghiệp. Nhân viên cảm thấy quá tải, kiệt quệ, mất động lực và thậm chí còn trầm cảm. Những dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở những công việc căng thẳng mà còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau.

QUẢN LÝ THẾ HỆ GEN Z: 16 CHIẾN LƯỢC THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI TRẺ
Để quản lý thế hệ Gen Z, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các đặc điểm riêng của họ, từ đó triển khai những chiến lược phù hợp nhằm thu hút và giữ chân những tài năng trẻ này