Cách Xây Dựng KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh

11/11/2021 797

Việc xây dựng hệ thống KPI để đánh giá năng lực cho nhân viên là điều không hề dễ dàng, nhất là cho bộ phận kinh doanh. Hiện tại có rất nhiều công thức để tính chỉ số này, tuy nhiên cũng phải phụ thuộc nhiều vào tình hình doanh nghiệp và từng thời điểm áp dụng. Thậm chí, nếu chỉ tiêu KPI cho nhân viên không được hợp lý thì có thể dẫn đến doanh nghiệp bị mất đi nguồn nhân sự nòng cốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về KPI và cách xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Bạn đã biết cách xây dựng chỉ tiêu KPI?

KPI là gì?

KPI là viết tắt của Key Performance Indicator (chỉ số đánh giá thực hiện công việc). Trong doanh nghiệp, mỗi vị trí sẽ có bản mô tả công việc cụ thể cũng như kế hoạch công việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ sử dụng các chỉ số để đo lường và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên đó. Dựa trên mức độ công việc được hoàn thành, công ty sẽ đưa ra cơ chế tính lương thưởng phù hợp.

Việc xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh có lợi ích gì?

Xây dựng hệ thống KPI chuẩn cho nhân viên kinh doanh là điều cần thiết của mỗi doanh nghiệp, nhằm mục đích đưa ra cho mỗi nhân viên mục tiêu công việc cần đạt được. Bên cạnh đó, đây cũng là thước đo để đánh giá năng lực và hiệu suất công việc một cách minh bạch và khách quan nhất. Lãnh đạo cũng sẽ căn cứ vào đó để xem xét, điều chỉnh mức thu nhập, thưởng phạt cho mỗi cá nhân. Việc có một hệ thống KPI chuẩn cũng sẽ góp phần giúp khuyến khích nhan viên hoàn thành công việc một cách nhanh hơn.

Việc xây dựng hệ thống KPI chuẩn là điều cần thiết

Việc xây dựng hệ thống KPI chuẩn là điều cần thiết

Xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh như thế nào?

Để xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh được hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định được các vấn đề sau:

1. Xác định bộ phận nào sẽ xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh?

- Trưởng bộ phận kinh doanh: đây sẽ là người hiểu rõ nhất tình hình kinh doanh thực tế của bộ phận này, cũng như năng lực của từng nhân viên. Trưởng bộ phận cũng là người lãnh đạo, điều chỉnh và đôn đốc nhân viên làm việc. Vì vậy, khi xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh, họ sẽ có những điều chỉnh phù hợp, giúp đảm bảo được quyền lợi cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các bộ phận kinh doanh tự đưa ra KPI dẫn đến thiếu khách quan, chỉ tiêu KPI thiếu chính xác.

- Bộ phận hàng chính Sale – Admin: đây là một bộ phận trung gian, vừa quản lý chính sách của doanh nghiệp đồng thời hỗ trợ nhân sự, nên họ sẽ thiết lập KPI đảm bảo tính chất khách quan nhất. Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ dẫn đến khả năng xung đột giữa các nội bộ phận liên quan.

- Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, nhiều doanh nghiệp là lựa chọn giải pháp xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh trên phần mềm quản lý nhân sự HrOnline, vừa đảm bảo bộ chính xác, minh bạch, công bằng vừa tiết kiệm thời gian lẫn công sức.

2. Xác định nền tảng của KPI

Bên cạnh việc duy trì và phát triển doanh nghiệp, để thiết lập được các chỉ tiêu KPI phù hợp, nhà quản lý cần phải tham khảo thêm ý kiến từ phía nhân viên, từ đó đưa ra các chỉ tiêu KPI như:

- Đảm bảo được doanh số bán hàng

- Duy trì số giao dịch với khách hàng cũ

- Tìm kiếm số lượng khách hàng mới

- Số khách hàng quan tâm từ data của marketing

- Số cuộc gọi tiếp cận với khách hàng mới

- Số lượng khách hàng hẹn gặp…

3. Xây dựng chính sách lương phù hợp cho nhân viên kinh doanh

Sau khi đã thiết lập được các tiêu chí KPI, tiếp đến doanh nghiệp phải xét duyệt các chính sách Lương – Thưởng – Phạt – Phụ cấp hợp lý để tạo động lực cho nhân viên kinh doanh nỗ lực làm việc. Tùy theo vị trí làm việc, bằng cấp mà sẽ có các chính sách khác nhau. Cá nhân làm tốt hơn sẽ được khen thưởng xứng đáng.

Để minh bạch hơn trong chính sách lương thưởng, doanh nghiệp có thể sử dụng HrOnline – hệ thống tích hợp đánh giá KPI cho nhân viên và quản lý tính lương tự động, nhanh chóng, hỗ trợ doanh nghiệp tối đa cho công việc này.

Các bước thiết lập KPI

4. Triển khai thông tin về KPI cho bộ phận kinh doanh

Sau khi các bước chuẩn bị đã xong, tiếp đến sẽ là triển khai đến toàn thể nhân viên trong công ty.

- Truyền thông chính sách: Nhân viên thương có xu hướng phản ứng trước những sự thay đổi mới, nhất là khi nó tác động trực tiếp đến quyền lợi của họ, Vì vậy việc truyền đạt thông tin một cách khéo léo sẽ giúp nhân viên thích ứng và chấp nhận nhanh chóng.

- Đào tạo: Nhân viên kinh doanh là đội ngũ đa dạng về trình độ, có thể là tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân hay thậm chí là những người chỉ tốt nghiệp cấp 3. Vì thế, không phải ai trong số họ cũng hiểu rõ về KPI. Doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo theo từng đối tượng. Những nhân viên có trình độ không cao có thể setup đào tạo thêm.

- Chính sách thúc đẩy: việc điều chỉnh chính sách về lương, thưởng, phụ cấp công bằng, minh bạch sẽ đảm bảo được sự hài lòng của hai bên. Một điều quan trọng mà doanh nghiệp cần phải lưu ý nữa đó chính là việc thiết lập và áp dụng các chỉ số KPI cần phải phụ thuộc vào quy mô và tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

5. Giám sát công việc qua công cụ hỗ trợ

Một kế hoạch triển khai KPI tốt cần phải có thêm công cụ để giám sát. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đang sử dụng các công cụ hỗ trợ để giám sát việc thực hiện KPI. Tùy từng công ty sẽ có các công cụ khác nhau, có thể là sử dụng phần mềm quản lý riêng hoặc tích hợp trong các phần mềm quản lý bán hàng. Dù thế nào đi nữa thì với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp cho việc giám sát được đảm bảo minh bạch và công bằng hơn cho cả doanh nghiệp và nhân viên.

CRM24 – Xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh nhanh chóng

HrOnline là một trong những phần mềm được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quản lý đội ngũ nhân sự của mình. Giải pháp HrOnline có thể hỗ trợ thiết lập và tùy chỉnh các chỉ số KPI cho các phòng ban/bộ phận tùy thuộc vào năng lực của từng nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thêm cơ sở để đánh giá KPI cuối năm cho nhân viên. Phần mềm HrOnline giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được vận hành thông suốt.

Xây dựng bộ tiêu chí chỉ tiêu KPI:

  • Cho phép thêm, sửa, xóa từng tiêu chí chỉ tiêu KPI của doanh nghiệp
  • Cho phép tạo thông tin liên quan đến nhóm chỉ tiêu KPI
  • Cập nhật ghi chú liên quan đến chỉ tiêu KPI
  • Cung cấp mẫu đánh giá KPI cho nhân viên kinh doanh

Kế hoạch giao chỉ tiêu KPI:

  • Hệ thống quản lý chăm sóc khách hàng hỗ trợ xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu KPI theo kinh doanh
  • Cập nhật chi tiết số lượng nhân viên, phòng ban nhận chỉ tiêu KPI
  • Cập nhật chi tiết người theo dõi, đánh giá kế hoạch
  • Hiển thị chi tiết thời gian và tiến độ của việc hoàn thành kế hoạch giao chỉ tiêu KPI

Kết quả giao chỉ tiêu KPI:

  • Cập nhật thông tin chi tiết về kết quả đánh giá chỉ tiêu KPI của từng nhân viên
  • Thông tin chi tiết và kết quả đánh giá chi tiêu KPI của từng phòng ban.
  • Thông tin chi tiết về phiếu đánh giá của từng user
  • Chấm điểm trung bình và xếp loại kết quả đánh giá chỉ tiêu KPI theo từng tiêu chí.

Xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên làm, để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn, nâng cao doanh thu và quản lý nhân viên một cách bài bản hơn. Hãy ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự HrOnline và công tác quản lý và xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh để mang lại hiệu quả tối ưu nhất!