Quản Trị Là Gì? Phân Biệt Quản Trị Và Quản Lý?
Quản trị hẳn không còn là khái niệm quá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp là một chức năng rất quan trọng với sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Bất kỳ một công ty, tổ chức, doanh nghiệp hay một quốc gia đều cần đến quản trị. Có thể nói, quản trị là một trong nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của một tổ chức. Vậy quản trị là gì và quản trị với quản lý khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng HrOnline nhé!
Quản trị là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị, nhưng bạn nên hiểu đơn giản quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của nhiều người trong tổ chức:
- Quản trị là thành lập các mục tiêu, chính sách quan trọng của các tổ chức.
- Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt động của mọi người trong một tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra bằng việc phối hợp các nguồn lực với nhau.
- Quản trị là cấp cao nhất, điều hành cả một tập thể doanh nghiệp.
Quản trị thường là người xử lý các khía cạnh kinh doanh, ví dụ như tài chính, giấy phép kinh doanh của tổ chức. Một nhà quản trị giỏi phải kết hợp cả hai yếu tố lãnh đạo và tầm nhìn.
Bản chất của quản trị là gì?
Bản chất chính của quản trị chính là tạo ra giá trị thặng dư. Và chức năng chính của quản trị chính là đưa ra các quyết định, giúp tìm ra phương thức phù hợp để công việc đạt hiệu quả cao nhất, giảm chi phí xuống tối thiểu nhất.
Quản trị cần 3 yếu tố điều kiện cơ bản sau:
- Chủ thể quản trị: chính là các nhân tố tạo ra các tác động quản trị, là đối tượng quản trị trực tiếp.
- Đối tượng bị quản trị: là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chủ thể quản trị, có thể là một tổ chức, một tập thể hoặc thiết bị, máy móc.
- Nguồn lực: giúp chủ thể quản trị khai thác trong quá trình quản trị.
Các chức năng của quản trị
Chức năng hoạch định
Chức năng này giúp nhà quản trị phối hợp hoạt động với nhân viên, giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả. Hoạch định bao gồm các hoạt động:
- Xác định rõ mục tiêu, phương hướng
- Dự thảo chương trình hành động
- Tạo ra các lịch trình hành động
- Đề ra các biện pháp kiểm soát, cải tiến, phát triển tổ chức
Chức năng tổ chức
Chức năng này yêu cầu cần có sự phân bổ và sắp xếp nguồn nhân lực sao cho hợp lý. Đồng thời, nhà quản trị còn phải sắp xếp máy móc, kinh phí cho tổ chức, doanh nghiệp. Chức năng tổ chức bao gồm:
- Lập ra sơ đồ tổ chức mô tả nhiệm vụ của các bộ phận
- Xây dựng tiêu chuẩn cho từng công việc
Chức năng lãnh đạo
Đây chính là tác động của nhà quản trị với cấp dưới của mình bằng các phương pháp quản lý riêng. Chức năng lãnh đạo bao gồm:
- Giao việc cho nhân viên, chỉ huy công việc
- Động viên các nhân viên
- Thiết lập quan hệ giữa nhân viên với người quản trị, quan hệ giữa nhà quản trị với các tổ chức khác
Chức năng kiểm soát
Quản trị phải đảm bảo tổ chức đang vận hành đúng theo phương hướng, mục tiêu đề ra. Khi có sự cố hay sai sót gì xảy ra, quản trị cần phải đưa ra được điều chỉnh phù hợp. Quản trị giúp tạo ra một hệ thống, quy trình phối hợp ăn ý để tối đa hóa năng suất, cải thiện chất lượng lao động.
Phân biệt quản trị và quản lý
Quản trị và quản lý đều nói về công việc của người lãnh đạo khi vận hành một tổ chức nào đó. Quản trị và quản lý nghe qua thì có vẻ giống nhau, như thực tế hai chức năng trên đều có sự khác biệt và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp.
Quản trị là toàn bộ quá trình đưa các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu, là các hoạt động của lãnh đạo cấp cao. Quản lý là tiếp nhận, thực hành điều phối để hướng tới mục tiêu của quản trị.
Sự khác nhau giữa quản trị và quản lý được thể hiện ở những điểm:
Phương diện so sánh |
Nhà quản trị |
Nhà quản lý |
Trách nhiệm |
Cần có tầm nhìn, có khả năng động viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình. |
Cần có khả năng tổ chức, phẩm chất kiên định, linh hoạt và làm việc hiệu quả. |
Mục tiêu |
Quản trị cần đặt ra chiến lược. |
Quản lý chú trọng đến chiến thuật và phương án. |
Phạm vi |
Xem xét thứ gì được cho phép và thứ gì không. |
Làm mọi việc được cho phép một cách tối ưu nhất. |
Đối tượng |
Con người |
Công việc |
Bản chất |
Quản trị là đưa ra quyết định, thành lập mục tiêu, chính sách cho tổ chức. |
Quản lý là thực hành các chính sách đã được quyết định bởi nhà quản trị. |
Quá trình |
Quản trị quyết định trả lời cho câu hỏi Cái gì? Bao giờ? |
Quản lý quyết định Ai? Như thế nào? |
Cấp bậc |
Quản trị là cấp cao nhất |
Quản lý là cấp trung |
Chức năng |
Chức năng tư duy, các kế hoạch và chính sách đều được quyết định dựa theo tư duy của nhà quản trị. Và chức năng quan trọng nhất của quản trị chính là lập kế hoạch. |
Chức năng thi hành, người quản lý hoàn thành công việc của mình dưới sự giám sát nhất định của quản trị. Chức năng quan trọng nhất của quản lý chính là thúc đẩy và kiểm soát nhân viên. |
Tổ chức |
Quản trị thường thấy ở các cơ quan chính phủ, tôn giáo, quân sự, giáo dục, doanh nghiệp. |
Quản lý thường thấy ở các doanh nghiệp nhiều hơn. |
Mức độ ảnh hưởng |
Quản trị đưa ra quyết định bị ảnh hưởng bởi cộng đồng, chính phủ, phong tục… |
Các quyết định của quản lý đưa ra bị ảnh hưởng bởi quyết định, quan điểm của chính nhà quản lý. |
Nói tóm lại, quản trị là đưa ra các quyết định quan trọng của toàn bộ doanh nghiệp, trong khi đó quản lý đưa ra các quyết định ở mức giới hạn công việc do người quản trị thiết lập. Đối với sự phát triển của mọi tổ chức, cộng đồng hay cả một quốc gia thì quản trị đều mang vai trò quan trọng.
Quản trị với doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
Đối với doanh nghiệp, quản trị là một chức năng vô cùng quan trọng. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp lớn. Ngược lại, quản trị không tốt sẽ mang lại những hiệu quả xấu, thậm chí có thể gây phá sản.
Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống các chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Đồng thời,quản trị doanh nghiệp cũng bao gồm mối quan hệ nhiều bên, không chỉ là nội bộ công ty (cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành, …) mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty (các cơ quan nhà nước, đối tác kinh doanh, xã hội…)
Chính vì vậy, quản trị doanh nghiệp là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của công ty, nhằm tập trung vào sự phát triển dài hạn của công ty.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khối doanh nghiệp về cả số lượng lẫn quy mô, đặc biệt là sự hình thành các công ty lớn ở Việt Nam hiện nay, quản trị doanh nghiệp là công cụ hữu ích giúp phân tách vấn đề sở hữu và quản lý, đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà xây dựng pháp luật về doanh nghiệp.
Bài viết mới nhất

BƯỚC NÀO QUAN TRỌNG NHẤT TRONG QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NĂM 2023?

SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

“RINH” NGAY NHỮNG CÁCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ THÔNG MINH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THEO KPI HIỆU QUẢ NHẤT

4 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH CHO NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

TRẢI NGHIỆM “CHUYỂN ĐỔI SỐ PHÒNG NHÂN SỰ” CÙNG HRONLINE TẠI HR TECH CONFERENCE 2022

HRONLINE - GIẢI ĐẤU DIGITAL SALES CUP 2022

HRONLINE TẠI HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM TECH4LIFE EXPO & SUMMIT 2022

NHÌN LẠI KHOẢNH KHẮC CỦA HRONLINE TẠI SỰ KIỆN CLB DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

FUTURE OF HR - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: “CHUYỂN ĐỔI SỐ PHÒNG NHÂN SỰ”
Bài viết xem nhiều nhất

Các Loại Chiến Lược Kinh Doanh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tập đoàn viễn thông quân đội viettel quản lý nhân sự như thế nào?

Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự 4.0 – Giải Pháp Toàn Diện Cho Doanh Nghiệp Hiện Đại

Top 5 Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Cách mạng về nhân sự của tập đoàn vingroup

Quản Trị Là Gì? Phân Biệt Quản Trị Và Quản Lý?

Jack Ma: Hành Trình Từ Kẻ Thất Bại Trở Thành Tỷ Phú Giàu Nhất Trung Quốc

[HOT] Các Nhân Tố Ảnh Hướng Tới Văn Hóa Doanh Nghiệp

Câu Chuyện Thành Công Của Ông Vua Công Nghệ Bill Gate

Quản lý nhân sự của jack ma: không phải doanh nghiệp nào cũng làm được

BƯỚC NÀO QUAN TRỌNG NHẤT TRONG QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NĂM 2023?
Tuyển dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Hoạt động này yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần phải đảm bảo xây dựng được quy trình tuyển dụng nhân sự chi tiết, rõ ràng để thu hút được những ứng viên tiềm năng cho tổ chức. Để việc tuyển dụng diễn ra thành công và hiệu quả, thì trước hết, nhà tuyển dụng cần xác định được bước nào quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng, từ đó, lập nên sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự toàn diện nhất. Hãy cùng HrOnline phân tích và tìm hiểu các bước cơ bản giúp tạo ra quy trình tuyển dụng tối ưu dành cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

“RINH” NGAY NHỮNG CÁCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ THÔNG MINH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP
Quản lý nhân sự được coi là “cánh cửa trọng yếu” để mở ra sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Hiện nay, những cách quản lý nhân sự thủ công và truyền thống đã không thể nào đáp ứng được các nhu cầu trong quản lý nhân sự. Vậy, đâu là giải pháp để khắc phục các hạn chế trong quá trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp? Hãy cùng HrOnline tìm kiếm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THEO KPI HIỆU QUẢ NHẤT
Đánh giá nhân viên là một hoạt động tuyệt đối không thể thiếu trong quá trình quản lý nhân sự của một tổ chức, doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của đánh giá nhân viên hướng đến chính là để các nhà lãnh đạo có thể nắm bắt được toàn bộ quá trình và kết quả làm việc của nhân viên. Để thực hiện được mục đích này, buộc các doanh nghiệp phải đề ra các tiêu chí đánh giá nhân viên theo KPI đầy đủ và chi tiết nhất. Vậy, các tiêu chí đánh giá nhân viên theo KPI là gì? Đâu là các tiêu chí đánh giá nhân viên theo KPI hiệu quả nhất?

4 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH CHO NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Lộ trình công danh được xem như “kim chỉ nam” giúp nhân sự doanh nghiệp hiểu rõ vị trí hiện tại của bản thân và cần làm thế nào để thăng tiến hơn trong tương lai. Chỉ khi có được một lộ trình công danh công bằng và minh bạch, nhân viên mới thực sự có được động lực để phát huy năng lực và trau dồi bản thân. Vậy, xây dựng lộ trình công danh hiệu quả nhất cần tiến hành từ những bước nào? Và ảnh hưởng của những bước ấy đến lợi ích doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng HrOnline tìm hiểu thông qua bài viết ngay sau đây nhé

TÌM HIỂU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÔNG VIỆC TOÀN DIỆN #1 TRÊN THỊ TRƯỜNG
Số lượng “Dự án - Công việc” cần quản lý, phân bổ nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp luôn là một con số rất lớn. Chính vì thế, để tránh rơi vào tình trạng quá tải công việc, bỏ sót dự án thì việc sử dụng một hệ thống quản lý công việc là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đâu là phương pháp xây dựng hệ thống quản lý công việc tốt nhất? Hãy cùng HrOnline tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

CUỐI NĂM - “THỜI ĐIỂM VÀNG” ĐỂ NHÀ QUẢN TRỊ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÂN VIÊN
Cuối năm chính là “thời điểm vàng” để các chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị, lãnh đạo cùng nhìn nhận và đánh giá lại toàn bộ năng lực của đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, đánh giá nhân viên chưa bao giờ là việc dễ dàng. Vậy, làm thế nào để đánh giá năng lực của nhân viên hiệu quả? Hãy cùng HrOnline tìm hiểu về thang đo đánh giá năng lực nhân viên toàn diện nhất trong bài viết dưới đây nhé!

ĐÂU LÀ PHẦN MỀM CHẤM CÔNG CHO IOS THÔNG MINH?
“Chấm công” hay “Phần mềm chấm công hiệu quả” là cụm từ khóa chưa bao giờ hết “HOT” trên thanh công cụ tìm kiếm. Trong thời đại chuyển đổi số bùng nổ, việc ứng dụng phần mềm chấm công cho IOS hay Android đang trở thành điều kiện cốt lõi để doanh nghiệp có thể gia tăng hiệu quả quản lý, tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí vận hành. Vậy, đâu là phần mềm chấm công cho IOS và Android hiệu quả nhất trên thị trường? Hãy cùng HrOnline tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

PHẦN MỀM CHẤM CÔNG ONLINE MIỄN PHÍ PHÙ HỢP VỚI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO?
Chấm công là một nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng trong công tác quản lý nhân sự. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của thời đại công nghệ 4.0. Việc triển khai các giải pháp phần mềm thay cho những phương pháp truyền thống trước kia, vào sự vận hành của doanh nghiệp đã không còn quá xa lạ với các nhà quản trị. Tùy vào quy mô và lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh mà các nhà lãnh đạo sẽ sử dụng phần mềm chấm công online miễn phí hoặc có phí để phù hợp và hiệu quả nhất đối với tổ chức của mình. Để hiểu thông tin chi tiết về phần mềm này hãy cùng HrOnline tìm hiểu qua bài viết dưới đây!