CAFELAND: Xu Thế 4.0 Trong Quản Lý Nhân Sự-Giải Pháp Nào Cho Chuỗi F&B?
Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp phải thay đổi cách quản lý nhân sự của mình để mang lại hiệu quả cao. Theo đó, thay vì quản lý giờ giấc làm việc của nhân sự thì chuyển sang quản lý về mặt năng suất và hiệu quả công việc.
Thêm vào đó, với nguồn nhân sự đông đảo, thay vì chấm công và tính lương trên giấy, các doanh nghiệp sẽ dùng máy chấm công liên kết với phần mềm quản lý nhân sự để đạt độ chính xác tuyệt đối, hiệu quả và công bằng hơn. Từ đó, sẽ thu gọn người lao động trong lĩnh vực nhân sự nhưng giúp hiệu quả quản lý được tốt hơn, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.
Công nghệ 4.0 đang thay đổi cách quản lí nhân sự
Trong thời 4.0 còn ứng dụng trí tuệ nhân tạo qua cách quản lý. Theo đó, các tập đoàn lớn sẽ sử dụng robot có trí tuệ để tương tác công việc với ứng viên qua website công ty và tin nhắn. Trong vòng 6 tháng đến 1 năm, trí tuệ nhân tạo sẽ tự động sàng lọc và phân tích được khả năng của ứng viên để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tiếp tục cộng tác công việc với nhân viên nào và nên cho nhân viên nào nghỉ việc.
Thay đổi trong cách vận hành bộ máy nhân sự
Quản lý nhân sự trong kỷ nguyên 4.0, các doanh nghiệp còn phải thay đổi cách vận hàng bộ máy nhân sự. Theo đó, thay vì nhận nhân sự với nhiều trình độ khác nhau thì nhà quản lý nên tập trung vào nhân sự chuyên môn cao để phát triển tiềm năng của họ.
Thêm vào đó, lãnh đạo và nhân viên công ty phải thường xuyên tương tác qua internet, youtube để làm việc và hiểu nhau hơn thay vì những cuộc họp trực tiếp.
Ngoài ra, các nhân viên phải thường xuyên tham gia vào các hoạt động quản lý chung của công ty để đưa ra những sáng kiến quản lý nhân sự hiệu quả và từ đó khoảng cách ứng viên và doanh nghiệp rút ngắn tối đa.
Phần mềm quản lý nhân sự giúp ích gì cho các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số?
Quản lý nhân sự trong thời đại 4.0 không thể nào bỏ qua sức mạnh của công nghệ. Chính vì thế, các doanh nghiệp hãy tận dụng tối đa công nghệ vào quản lý nhân sự, đặc biệt là nên sử dụng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý con người toàn diện, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm góp phần thúc đẩy doanh thu tăng cao.
Quản lý nhân sự trong thời đại 4.0
Trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp phải dùng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý người lao động. Lợi ích mà phần mềm quản lý nhân sự mang lại cho doanh nghiệp đó là: quản lý nhân sự toàn diện trên quy mô lớn, tích hợp được với các loại máy chấm công, truy cập mọi lúc mọi nơi, mang tính bảo mật cao, đơn giản dễ dùng và kết nối được với hệ thống ERP. Phần mềm quản lý nhân sự sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý con người theo chuẩn đã đề ra.
Như vậy, quản lý nhân sự trong kỷ nguyên 4.0 có những thay đổi rõ rệt. Thay vì con người là lao động chính thì 4.0 sẽ đưa máy móc, internet trí tuệ nhân tạo và phần mềm quản lý nhân sự lên tầm cao mới và đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng, hỗ trợ tích cực con người trong quản lý, lao động, sản xuất và kinh doanh.
Ứng Dụng Công Nghệ Vào Quản Lý Nhân Sự Chuỗi F&B
Quản lý được chất lượng sản phẩm, duy trì được chất lượng phục vụ khi mở rộng và quản lý điều phối nhân viên làm việc hiệu quả là một vấn đề sống còn khi phát triển chuỗi F&B. Đây là một bài toán khó và đã có rất nhiều chuỗi thương hiệu Việt vấp phải vấn đề này khi mở rộng.
Tại Việt Nam, F&B là ngành thường có đội ngũ nhân sự cấp thấp như bồi bàn, phục vụ hay nói cách khác là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, rất không ổn định. Việc đào tạo, huấn luyện nhân viên thường khiến các nhà quản lý phải đau đầu, vì tốn kém chi phí đào tạo nhưng có thể chỉ sau một thời gian ngắn làm việc họ lại bỏ đi. Ngoài ra, khi phát triển lên chuỗi còn phải đảm bảo rằng mọi ứng xử là quy chuẩn và đồng bộ trên toàn hệ thống, thì công việc lại càng khó khăn hơn.
Khi mở quá nhiều địa điểm, có thể bạn sẽ thất bại vì lý do không thể quản lý được chất lượng dịch vụ, nhân viên, quy trình... Trên thực tế, đã có không ít thương hiệu Việt vấp phải lý do này, khi mở rộng quy mô chuỗi F&B. Vậy nên, việc mở rộng phát triển và duy trì chất lượng ngành F&B là rất phức tạp. Để thành công, nhà lãnh đạo cần điều chỉnh và quản lý mô hình kinh doanh của mình, để đảm bảo sự nhất quán quy trình cần có sự chuẩn mực và sự hỗ trợ từ công nghệ số để quá trình thực hiện được suôn sẻ và dễ dàng hơn.
Ngành F&B và việc áp dụng công nghệ vào việc quản lý nhân sự
Công nghệ ra đời đã giúp cho cơ cấu tổ chức trở nên tinh gọn bằng cách kết nối trực tiếp khách hàng vào quá trình kinh doanh sản xuất ví dụ như xe taxi công nghệ. Bên cạnh đó, tự động hóa triển khai ngày càng nhiều trong quy trình kinh doanh cũng thay đổi tương tác và quy trình trong doanh nghiệp.
Chính vì vậy, các chuyên viên nhân sự cần tích hợp các chức năng nhân sự nhanh hơn, trực tiếp tham chiến cùng với các chức năng trong vận hành. Các hoạt động quản lý nhân sự cần hướng tới khách hàng – nhân viên trong doanh nghiệp cũng như khách hàng bên ngoài của công ty do khách hàng đòi hỏi trực tiếp và cấp thời tới doanh nghiệp. Các chuyên viên nhân sự cần chủ động hơn trong triển khai công tác chuyên môn của mình thay vì chờ đợi đáp ứng với các thách thức bên ngoài.
Đáp ứng theo thời gian thực là thách thức quan trọng bắt nguồn từ thay đổi mô hình và quy trình trong kỷ nguyên 4.0 với các chuyên viên nhân sự. Các phần mềm đo lường sẽ thông báo về tình trạng làm việc kém hiệu quả của nhân viên và chuyên viên nhân sự trực chiến sẽ phải làm ngay một số điều gì đó để giải quyết tình huống trước mắt...
Giải pháp nhân sự nhờ phần mềm
Hiểu được những khó khăn của công tác quản lý nhân sự ngành F&B hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty phần mềm đang cung cấp những giải pháp đặc thù dành riêng cho ngành và giúp bài toán nhân sự của ngành được giải quyết một cách triệt để. Và một trong số các giải pháp phần mềm đặc thù dành riêng cho ngành F&B phải kể đến đó chính là giải pháp phần mềm quản lý nhân sự HrOnline của công ty SoftOne. Đây là phần mềm đầu tiên tại Việt Nam tích hợp những chức năng riêng biệt cho việc quản lý nhân sự ngành F&B. Với việc cung cấp giải pháp quản lý nhân sự toàn diện cùng với những tính năng riêng biệt đặc thù cho ngành.
Xu Hướng Quản Lý Nhân Sự 4.0 Dành Cho Doanh Nghiệp Việt
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến những cơ hội và thách thức cho mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý con người tại doanh nghiệp đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai thành công giải pháp quản lý nhân sự hiện đại. Để biết thêm về vấn đề này, chúng tôi đã có buổi gặp gỡ với anh Nguyễn Thành Danh - Founder của phần mềm quản lý nhân sự HrOnline.
PHÁP LUẬT VÀ KINH DOANH: Cafe Doanh Nhân Chủ Đề Tái Tư Duy Triết Lý Quản Trị Nhân Sự Thích Nghi Với Đại Dịch Covid-19
Sau một thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, vừa qua Hội doanh nghiệp quận 2 tổ chức chương trình cafe doanh nhân chủ đề " Tái tư duy triết lý quản trị nhân sự thích nghi với đại dịch Covid-19". Chương trình đã diễn ra tại Villa Sông Sài Gòn.
CAFELAND: Xu Thế 4.0 Trong Quản Lý Nhân Sự-Giải Pháp Nào Cho Chuỗi F&B?
Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp phải thay đổi cách quản lý nhân sự của mình để mang lại hiệu quả cao. Theo đó, thay vì quản lý giờ giấc làm việc của nhân sự thì chuyển sang quản lý về mặt năng suất và hiệu quả công việc.
Thêm vào đó, với nguồn nhân sự đông đảo, thay vì chấm công và tính lương trên giấy, các doanh nghiệp sẽ dùng máy chấm công liên kết với phần mềm quản lý nhân sự để đạt độ chính xác tuyệt đối, hiệu quả và công bằng hơn. Từ đó, sẽ thu gọn người lao động trong lĩnh vực nhân sự nhưng giúp hiệu quả quản lý được tốt hơn, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.
CAFEBIZ.VN: Ứng dụng công nghệ vào quản lý nhân sự chuỗi F&B - Giải pháp nào hiệu quả cho doanh nghiệp?
Để hiểu rõ hơn về vai trò của công nghệ với việc quản lý nhân sự chuỗi F&B, ông Nguyễn Thành Danh – Founder & CEO HrOnline đã có những chia sẻ chân thành và hữu ích, giúp các doanh nghiệp ngành F&B gỡ bỏ được bài toán nhân sự tại doanh nghiệp của mình.
CAFEF.VN: Ngành F&B Và Câu Chuyện Tối Ưu Nguồn Nhân Lực
Thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam được đánh giá cao về tiềm năng phát triển lâu dài. Tuy nhiên, để có vị thế nhất định trong nền kinh tế thì ngành F&B gặp phải nhiều thách thức như chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ, quản lý nhân sự, thị trường cạnh tranh,…
Theo thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam và Statista, ngành F&B Việt Nam hiện có 540.000 cửa hàng ăn uống, 22.000 cửa hàng cà phê... Doanh thu năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, dự báo có thể đạt 408 tỷ USD vào năm 2023.