5 Bài Học Mà Bất Cứ Chủ Doanh Nghiệp Nào Cũng Phải Biết
Con người chúng ta từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên đều phải luôn học hỏi và trao dồi không ngừng những kiến thức mới. Trừ những thiên tài, thần đồng là họ giỏi sẵn còn đa số người bình thường nếu muốn giỏi thì chúng ta phải cần cù, chịu khó, chăm lo học tập. Đối với nghề kinh doanh cũng vậy chúng ta phải học tập và trải nghiệm từng ngày và trải qua nhiều vấp ngã trên thương trường thì chúng ta mới có được sự thành công.
Đúc kết từ quá trình 10 năm kinh doanh của mình CEO Nguyễn Thành Danh đại diện HrOnline chia sẻ: Tôi thấy rằng kinh doanh là một công việc rất hay, là một quá trình giúp tôi hoàn thiện bản thân rất nhiều. Mỗi ngày tôi luôn cố gắng học hỏi, đọc thật nhiều sách, làm thật nhiều việc. Tôi luôn thấy bản thân có nhiều thứ cần phải cải thiện nên càng phải nén thời gian sao cho tối ưu nhất.
Nói chung kinh doanh là quá trình học hỏi không ngừng, không người làm doanh nghiệp nào mà không học hỏi cả. Vậy thì học gì nếu muốn làm chủ?
Bài học thành công cho các doanh nghiệp
1. Học về Sales
Với những doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt siêu nhỏ ở Việt Nam thì chủ doanh nghiệp chính là Sales át chủ bài. Bạn phải là người kéo toàn bộ đoàn quân, truyền tải những kinh nghiệm, kiến thức cho hệ thống nhân sự của mình, giúp đỡ để họ có thể bán được những sản phẩm đầu tiên.
Vậy thì làm thế nào để trở thành một Chuyên gia về Sales? Bạn không chỉ xem các video nói về Sales, xem những người bán hàng khác họ làm như thế nào và chép lời lại. Cái bạn cần học nếu muốn trở thành Sales giỏi đó chính là học cách quản trị cảm xúc, học cách dẫn dắt người khác, học cách nói, học cách gieo sản phẩm của bạn vào khách hàng một cách nhẹ nhàng nhất để họ có thể tự yêu sản phẩm của bạn mà không cần bạn chào bán.
Bạn phải làm sao khi khách hàng, đối tác nói chuyện với bạn họ thấy thực sự bạn là người vô cùng năng lượng. Trong Sales mấu chốt chính là năng lượng. Khi bạn và một khách hàng nói chuyện với nhau thì việc ai có năng lượng cao hơn thì người đấy là người có thể điều khiển và dẫn dắt được công cuộc nói chuyện đấy. Bạn hoàn toàn có thể điều khiển khách hàng mua cái gì theo ý bạn, chứ không phải bạn phải chạy theo họ để xem họ muốn mua cái gì, họ chọn cái gì. Bạn mới là người quyết cho họ rằng cái này mới là cái tốt nhất phù hợp nhất để khách hàng mua.
2. Học về Marketing
Thứ hai là bạn cần phải học tất cả các kĩ thuật về Marketing. Marketing là một vũ khí tối thượng, là một cách để mà bạn đưa sản phẩm dịch vụ đến tay những người có nhu cầu, đến nhóm khách hàng mà bạn hướng đến.
Marketing không phải một điều chung chung. Marketing là việc bạn phải xác định rõ ràng nhóm đối tượng bạn hướng đến là ai, họ cần gì, họ có nỗi đau gì, điều gì khiến họ có sung sướng. Quay trở lại sản phẩm dịch vụ của bạn có giá trị gì để giúp khách hàng giải quyết nỗi đau và tăng sự sung sướng. Bạn phải truyền thông điều đó đến khách hàng.
Nếu bây giờ ai còn có tư tưởng mở một công ty và kinh doanh theo hướng mở một cửa hàng ở mặt đường sau đó là đợi khách đi qua để mua. Hay là bạn mở một công ty và nghĩ rằng sản phẩm dịch vụ của bạn có lợi thế hơn người khác. Bạn tuyển một nhóm kinh doanh về và yêu cầu họ ra ngoài mời chào và đi đến các công ty, khách hàng. Hình thức đấy có thể vẫn ra tiền nhưng tôi nghĩ là nó không nhiều. Những doanh nghiệp kiếm được tiền thường nhờ mối quan hệ của chủ doanh nghiệp theo kiểu xin - cho. Còn nếu kinh doanh trên thương trường thì không thể kiếm được nhiều tiền theo cách đấy.
Marketing bây giờ nó chính là hệ thống phễu để có thể trút tất cả khách hàng về cho đội kinh doanh. Bình thường sẽ rất khó để các bạn Sales kiêm nhiệm việc tìm kiếm khách hàng, vừa chăm sóc, vừa thuyết phục khách mua hàng. Marketing sẽ là người cung cấp cho Sales danh sách những người có nhu cầu mua rồi, họ biết sản phẩm của mình rồi. Việc của Sales chỉ cần là hỏi rõ nhu cầu khách hàng, hướng dẫn cách mua, đăng kí vào đâu hay đặt cọc như thế nào để bắt đầu và hướng dẫn quy trình giao hàng. Đấy mới là việc của Marketing hoàn hảo.
3. Học về quản trị nhân sự
Làm sao để tìm kiếm những người đồng đội tuyệt vời bao vây xung quanh mình? Làm thế nào để truyền cho họ năng lượng và giúp cho họ tiến lên để trở thành một tập thể đoàn kết?
Bạn biết rằng bạn muốn lái thuyền thì mọi người ở trên đó đều phải biết là con thuyền sẽ đi về đâu, điểm đích nó ở đâu. Vì vậy bạn phải là người đứng đầu xác định tầm nhìn, sứ mệnh, là kim chỉ nam hành động. Bạn phải thành lập những chiến lược dài hạn hay ngắn hạn để cho anh em cùng nhìn với về cùng một hướng. Có như thế mọi người trên chiếc thuyền mới hô cùng một cái và lái về cùng một hướng. Chứ không người thì chèo bánh lái về đằng này, người lại nghĩ chèo về phía kia mới tốt. Mỗi người chèo bánh lái về một đằng thì con thuyền của bạn nó không thể đi đến đích được đúng không.
Học về quản lý nhân sự
Vậy bạn cần phải học tất cả các kỹ năng để dẫn dắt đội nhóm, tạo nên một đội sung sức nhất, mạnh mẽ nhất, sáng tạo nhất và làm việc hiệu quả nhất. Mỗi người đều có lợi ích ở trong đấy. Hoàn hảo nhất là khi mục tiêu chung hoàn thành đồng thời với đó là thực hiện được mục tiêu riêng biệt của từng thành viên trong nhóm.
4. Học về quản trị tài chính
Một điều rất là quan trọng trong công việc kinh doanh đó chính là quản trị tài chính. Bạn cần phải là người yêu những con số, bạn cần phải đọc hiểu được và phân tích được tất cả các con số trong báo cáo tài chính.
Bạn phải hiểu được đâu là các chỉ số lợi nhuận, đâu là các chỉ số về chi phí, cách phân chia các loại quỹ để có thể đảm bảo công việc kinh doanh ổn định, tính toán khấu hao máy móc, quy trình, nguồn tiền dự trữ, vòng quay của vốn, vòng quay tồn kho, các giá trị về tỉ số biên độ lợi nhuận, tỉ lệ chuyển đổi, v.v,...
Tất cả mọi thứ về con số trong kinh doanh và con số trong tài chính kế toán bạn cần phải hiểu hết. Bạn cần phải tinh thông những con số này và bạn phải phân tích, đo lường được chúng trong công việc kinh doanh của bạn thì bạn mới có thể có một công việc kinh doanh thành công được.
5. Học về Công nghệ thông tin
Hàng trăm năm trước đây là buổi của Bất động sản, ai sở hữu nhiều BĐS là người giàu. Nhưng bây giờ là thời buổi của Công nghệ thông tin, ai nắm bắt được Công nghệ trước đấy là người giàu. Vậy nên chủ doanh nghiệp trong thời buổi này bắt buộc phải hiểu về CNTT, chịu khó tìm tòi những kiến thức công nghệ mới và áp dụng vận hành cho doanh nghiệp của mình. Có thể nói CNTT chính là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. CNTT giúp cho bộ máy doanh nghiệp được vận hành một cách trơn tru, có hệ thống. CNTT cũng chính là cỗ máy gia tốc cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Không có CNTT doanh nghiệp sẽ trở nên tụt hậu và không bao giờ có thể đạt được những bước tiến nhanh và dài để có thể theo kịp đối thủ.
Học về công nghệ thông tin
Chúng ta cũng có rất nhiều các việc khác cần phải học để có thể xây dựng công việc kinh doanh thành công. Nhưng 5 điều mà tôi chia sẻ trên đây chính là 5 điều quan trọng nhất mà bạn cần phải nằm lòng. Còn những thủ thuật kĩ thuật khác chúng ta đều có thể tự học trong quá trình bạn đi theo một người thầy giỏi. Cuối cùng xin chúc bạn có công việc kinh doanh thực sự thành công.
15 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC LÀNH MẠNH
Văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một môi trường làm việc tích cực, qua đó tăng cường sự gắn kết của nhân viên, nâng cao năng suất lao động và sức khỏe tổng thể của doanh nghiệp.
7 MÔ HÌNH GẮN KẾT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Việc xây dựng một mô hình gắn kết nhân viên hiệu quả không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường nơi nhân viên cảm thấy có động lực cống hiến và cam kết với thành công của công ty. Chọn đúng mô hình gắn kết nhân viên chính là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cùng nhau đạt được mục tiêu chung và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
QUẢN TRỊ LÀ GÌ? QUẢN LÝ LÀ GÌ? SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ
Hiểu rõ sự khác biệt giữa quản trị và quản lý không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và thành công lâu dài. Vậy, quản trị là gì? Quản lý là gì? Và tại sao việc phân biệt hai khái niệm này lại quan trọng đối với doanh nghiệp? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC: TƯƠNG LAI CỦA QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI
Sự bùng nổ của các công nghệ số và tự động hóa đã thay đổi cách chúng ta làm việc, quản lý và tương tác với lực lượng lao động. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chuyển đổi số trong quản lý nhân sự đã trở thành một chủ đề “nóng” và liên tục được quan tâm trong lĩnh vực nhân sự.
CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN CUỐI NĂM
Đánh giá hiệu suất nhân viên cuối năm là một quy trình quan trọng trong mọi doanh nghiệp, giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về kết quả công việc của nhân viên trong suốt năm qua. Đây không chỉ là cơ hội để ghi nhận những nỗ lực, thành tựu của nhân viên mà còn là dịp để phân tích các điểm cần cải thiện, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp cho từng cá nhân và cả đội ngũ.
NHỮNG ÁP LỰC VÔ HÌNH MÀ GEN Z ĐANG GẶP PHẢI
Thế hệ Gen Z, gồm những người sinh từ năm 1997 đến 2012, đang phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại. Khác với các thế hệ trước, Gen Z lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ, với sự tiếp xúc gần như liên tục với mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.
8 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TỰ ĐỘNG HÓA TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN
Theo một khảo sát gần đây, các chủ doanh nghiệp nhỏ cho rằng xử lý bảng lương là một trong những hoạt động HR tốn thời gian nhất. Nhiều người cho biết họ mất trung bình khoảng năm giờ mỗi kỳ trả lương để tính toán thuế, nộp thông tin và phân bổ quỹ. Thậm chí, có những người phải dành khoảng 21 ngày mỗi năm cho những công việc này.
CÁC HÌNH THỨC CHẤM CÔNG PHỔ BIẾN - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP?
Chấm công, một công cụ quan trọng trong quản lý nhân sự, đóng vai trò thiết yếu trong việc theo dõi và ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp hiện nay có nhiều lựa chọn về hình thức chấm công, từ phương pháp truyền thống đến các giải pháp hiện đại và tự động hóa.