Xây Dựng Các Bước Tuyển Dụng Nhân Sự Đạt Hiệu Quả
Một trong những chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho công ty là yếu tố con người. Con người là yếu tố mang tính quyết định đối với khả năng phát triển bền vững của công ty. Nếu công ty muốn phát triển thì nhà tuyển dụng cần phải tìm những nhân sự tài năng đồng hành cùng công ty. Chính vì vậy, tuyển dụng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và cung cấp ứng viên tài năng cho công ty. Nếu nhà tuyển dụng xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự tốt sẽ mang đến cho công ty những nhân viên có năng lực, kỹ năng và thái độ phù hợp, từ đó giúp công ty gia tăng hiệu quả kinh doanh và tạo ra môi trường làm việc văn minh. Vậy làm sao để xây dựng các bước tuyển dụng nhân sự đạt hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu các bước tuyển dụng mà HrOnline sẽ giới thiệu sau đây để xây dựng quy trình tuyển dụng đạt hiệu quả hơn nhé!
Làm sao để xây dựng các bước tuyển dụng đạt hiệu quả?
Tuyển dụng nhân sự là gì?
Tuyển dụng nhân sự là một trong các chức năng cốt lõi của phòng nhân sự, quy trình tuyển dụng nhân sự bao gồm các bước từ xác định, thu hút, sàng lọc, tuyển chọn, phỏng vấn, lựa chọn, tuyển dụng và giới thiệu nhân viên.
Tầm quan trọng của quy trình tuyển dụng nhân sự
Quy trình tuyển dụng nhân sự của công ty nhắm đến mục tiêu thu hút các ứng viên có năng lực và khuyến khích nhiều người nộp hồ sơ ứng tuyển. Các bước tuyển dụng nhân sự là tiền đề giúp doanh nghiệp xây dựng danh sách ứng viên tài năng, giảm thiểu thời gian tìm kiếm ứng viên thay thế các vị trí hiện tại và tương lai của công ty.
Những lợi ích của việc xây dựng quy trình tuyển dụng
Tiết kiệm thời gian
Đầu tư xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự chu đáo giúp phòng nhân sự lựa chọn các ứng viên phù hợp một cách nhanh chóng, đảm bảo thu hút các ứng viên đủ tiêu chuẩn để có được tỷ lệ chuyển đổi tối đa. Tối ưu nguồn lực thời gian và chi phí, phản ánh tính chuyên nghiệp của công ty trong mắt ứng viên.
Gắn kết nhân viên
Nhân viên gắn kết sẽ có nhiều động lực, nhiệt tình và tận tâm với công việc hơn. Xây dựng các bước phỏng vấn hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn những ứng viên phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, đảm bảo năng suất làm việc.
Xây dựng quy trình tuyển dụng có rất nhiều lợi ích
Tăng tính chủ động
Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng từ trước sẽ đảm bảo tính chủ động và thống nhất về mặt chiến lược cho nhà tuyển dụng. Công ty có thể tinh chỉnh chiến lược này để cải thiện chất lượng ứng viên và nâng cao uy tín của công ty.
Cải thiện hiệu suất
Quy trình tuyển dụng hiệu quả giúp doanh nghiệp xác định chính xác năng lực và kỹ năng của ứng viên. Nhà tuyển dụng vận dụng các bước phỏng vấn để đặt những câu hỏi cho thấy điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng đoán năng suất làm việc trong tương lai của ứng viên.
Xây dựng quy trình tuyển dụng
Quy trình tuyển dụng nhân sự gồm 10 bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng
Quy trình tuyển dụng nhân sự bắt đầu từ bước xác định vị trí cần tuyển dụng và phân tích các đặc điểm của công việc bao gồm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho những công việc đang tuyển dụng. Ở bước xác định nhu cầu tuyển dụng, công ty cần đảm bảo thực hiện các công việc như:
- Tìm khoảng trống trong công ty hiện tại. Xác định công ty đang có vấn đề gì chưa giải quyết, cần đến năng lực, hiệu suất hoặc tính cách đặc thù nào của ứng viên.
- So sánh đầu vào với đầu ra, tính toán xem liệu có gia tăng khối lượng công việc cần giải quyết khi tuyển dụng người mới.
- Phân tích hiệu suất và lập danh sách các phẩm chất, trình độ, kỹ năng công ty còn thiếu.
Bước 2: Lập kế hoạch tuyển dụng
Bước lập kế hoạch tuyển dụng bao gồm việc phân tích đặc điểm trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để đáp ứng các vị trí đang thiếu. Kế hoạch tuyển dụng chi tiết là yêu cầu tiên quyết để thu hút ứng viên tiềm năng. trình độ, kinh nghiệm và khả năng đảm nhận trách nhiệm cần thiết. hoàn thành mục tiêu của công ty.
Bước 3: Phân tích công việc
Phân tích công việc là quá trình xác định các nhiệm vụ, trách nhiệm, kỹ năng và môi trường làm việc cụ thể, giúp công ty xác định được các tiêu chí nhân viên mới cần đáp ứng để thực hiện công việc hiệu quả. Các bước trong phân tích công việc bao gồm:
- Ghi chép và thu thập thông tin công việc
- Kiểm tra thông tin công việc
- Tạo bảng mô tả công việc dựa vào thông tin
- Xác định các kỹ năng, kiến thức cần thiết
Bước 4: Chuẩn bị mô tả công việc
Khi xác định chính xác những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, bộ phận nhân sự cần chuẩn bị bảng mô tả công việc toàn diện. Trong bản mô tả phải tóm tắt những yêu cầu cần thiết của vị trí cần tuyển dụng. Dựa trên bảng mô tả công việc ứng viên tiềm năng có thể tự đối chiếu với bản thân và quyết định có ứng tuyển hay không. Bảng mô tả công việc là công cụ quan trọng, đảm bảo công ty nhận đơn xin việc từ những ứng viên phù hợp nhất.
Bảng mô tả công việc toàn diện bao gồm những mục sau:
- Tên và mô tả công ty
- Giá trị cốt lõi
- Lợi ích khi làm việc tại công ty
- Vị trí công ty
- Chức vụ
- Phòng ban
- Lương thưởng
- Trách nhiệm cụ thể
- Yêu cầu: Kỹ năng cụ thể, kiến thức, kinh nghiệm hoặc đào tạo cần thiết cho công việc
- Những phẩm chất cần có
- Kêu gọi ứng tuyển
Bước 5: Tìm kiếm ứng viên
Xác định đúng ứng viên, thu hút và thúc đẩy ứng viên nộp đơn là phần quan trọng nhất của quy trình tuyển dụng nhân sự. Thông tin tuyển dụng nên được truyền thông nội bộ để tận dụng nguồn ứng viên nội bộ, trên các trang mạng xã hội và bảng thông tin việc làm. Công ty cũng có thể hợp tác với các trường đại học tổ chức ngày hội việc làm để tìm kiếm ứng viên.
Bước 6: Sàng lọc
Theo thống kê cho thấy có 46% nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài, 52% khó khăn trong việc lựa chọn ứng viên từ danh sách nộp đơn xin việc.
Các nhà tuyển dụng giải quyết các khăn theo các bước cơ bản sau:
- Lọc hồ sơ dựa trên yêu cầu cần thiết
- Phân loại hồ sơ theo từng nhóm, ưu tiên xem xét các chứng chỉ, kinh nghiệm, kiến thức, năng lực và các kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc tại vị trí đang tuyển dụng.
- Lựa chọn các ứng viên đảm bảo theo hai tiêu chí trên
- Đánh dấu những mục cần yêu cầu ứng viên trình bày rõ hơn trong buổi phỏng vấn.
Bước 7: Phỏng vấn
Lên lịch phỏng vấn cho ứng viên đã được công ty chọn, Tùy vào nhu cầu và quy mô của bộ phận tuyển dụng, công ty có thể lựa chọn theo các hình thức phỏng vấn sau:
- Phỏng vấn qua điện thoại
Là cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện sàng lọc ứng viên và năng lực của họ. Phỏng vấn qua điện thoại là cơ hội để nhà tuyển dụng tạo ấn tượng với ứng viên. Cuộc phỏng vấn nên diễn ra nhanh chóng và ngắn gọn nhưng phải đảm bảo đủ để đánh giá kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên
- Kiểm tra tâm lý
Các bài kiểm tra tâm lý sẽ giúp nhà tuyển dụng phác thảo hồ sơ tính cách hoàn chỉnh, hành vi, tính linh hoạt, năng khiếu, khả năng sáng tạo, giao tiếp và giải quyết vấn đề trong công việc.
- Phỏng vấn trực tiếp
Là bước cuối cùng trước khi nhà tuyển dụng đưa ra lời mời làm việc. Các cuộc phỏng vấn có thể thực hiện bởi quản lý cao nhất và thường dành cho một nhóm rất nhỏ các ứng viên nổi bật. Công ty nên đưa ra lựa chọn thông nhất ở giai đoạn này và danh sách ứng viên dự phòng.
Quy trình tuyên dụng chuẩn và hiệu quả nhất hiện nay
Phỏng vấn là quá trình hai chiều. Trong quá trình tuyển dụng, ứng viên tiềm năng sẽ đánh giá xem công ty của bạn có phù hợp với ứng viên hay không. Hãy tỏ ra lịch sự, tôn trọng và giới thiệu với họ về lợi ích khi làm việc cho công tại vị trí này. Xây dựng các bước phỏng vấn chi tiết và rèn luyện kỹ năng cho bộ phận phụ trách là quan trọng để đảm bảo hiệu quả khâu quy trình tuyển dụng nhân sự. Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng nên khảo sát ý kiến của ứng viên thông qua phiếu đánh giá phỏng vấn. Sau đó thu thập thông tin từ phiếu đánh giá nhà tuyển dụng xây dựng bảng đánh giá kết quả phỏng vấn để rút kinh nghiệm tổ chức các buổi phỏng vấn.
Bước 8: Đánh giá
Dựa trên câu trả lời và phần thể hiện của ứng viên trong buổi phỏng vấn, công ty quyết định xem ứng viên có đáp ứng được tiêu chuẩn của công việc. Trong quá trình này, công ty cần tiến hàng tham chiếu với công ty cũ, cũng như xem qua hồ sơ ứng viên trên mạng xã hội để kiểm tra thông tin.
Bước 9: Mời nhận việc
Công ty soạn thảo hợp đồng lao động và đưa ra lời đề nghị với ứng viên. Thừ mời làm việc nên bao gồm đầy đủ chi tiết.
Bước 10: Theo dõi nhân viên mới
Mọi nhân viên mới sẽ cảm thấy lúng túng trong thời gian mới vào công ty làm việc. Công ty nên tận dụng thời gian để giúp họ làm quen với môi trường mới và nuôi dưỡng lòng trung thành. Hãy khiến nhân viên cảm thấy được chào đón bằng các hoạt động như tổ chức bữa ăn chào đón người mới, mời đồng nghiệp bàn luận về những vấn đề khác trong cuộc sống,...
Tính năng tuyển dụng của phần mềm quản lý nhân sự HrOnline
Để xây dựng được các bước tuyển dụng hiệu quả và phù hợp hơn, nhiều công ty đã sử dụng phần mềm quản lý nhân sự HrOnline. Phần mềm HrOnline với tính năng tuyển dụng chuyên nghiệp, tự tin giúp công ty xây dựng các tiêu chí đánh giá ứng viên chất lượng nhất.
Với tính năng tuyển dụng nhân sự của phần mềm HrOnline sẽ giúp công ty nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Giúp công ty xây dựng quy trình tuyển dụng, cập nhật tiến độ tuyển dụng. Ngoài ra, còn quản lý chi tiết thông tin và hồ sơ của ứng viên, xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn dành riêng cho công ty, kết nối bộ câu hỏi phỏng vấn cho từng vị trí cụ thể, đưa ra thang điểm đánh giá nhân sự dựa trên bộ câu hỏi và cho phép nhà tuyển dụng thêm và chỉnh sửa bộ câu hỏi phỏng vấn theo tùy yêu cầu của công ty.
Tạo lập hồ sơ ứng viên nhanh chóng
Tính năng tuyển dụng nhân sự của HrOnline giúp công ty tạo lịch hẹn phỏng vấn nhân sự chi tiết theo ngày. Đồng bộ hồ sơ ứng viên từ mail sang hệ thống quản lý nhân sự ứng viên, cập nhật đầy đủ vị trí ứng tuyển, ngày ứng tuyển và nguồn ứng tuyển. Cho phép khai báo nhanh các thông tin ứng tuyển của ứng viên, kèm theo các thông tin chi tiết của ứng viên...
Hãy liên hệ với HrOnline ngay để trải nghiệm được nhiều tính năng nổi bật của phần mềm nhé!
Bài viết mới nhất

SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHẤM CÔNG BẰNG ĐIỆN THOẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ KPI HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

CÁC PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO?

MẪU QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

NHỮNG Ý TƯỞNG TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN ĐỘC ĐÁO VÀ ẤN TƯỢNG

7 BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU HẤP DẪN

CÁCH ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CÔNG BẰNG VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

PHẦN MỀM CHẤM CÔNG BẰNG VÂN TAY CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?

DROPPII - CÂU CHUYỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG CÙNG HRONLINE

XÂY DỰNG CHỈ SỐ KPI CHO NHÂN VIÊN MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Bài viết xem nhiều nhất

Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự 4.0 – Giải Pháp Toàn Diện Cho Doanh Nghiệp Hiện Đại

Tập đoàn viễn thông quân đội viettel quản lý nhân sự như thế nào?

Top 5 Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Cách mạng về nhân sự của tập đoàn vingroup

Các Loại Chiến Lược Kinh Doanh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Jack Ma: Hành Trình Từ Kẻ Thất Bại Trở Thành Tỷ Phú Giàu Nhất Trung Quốc

[HOT] Các Nhân Tố Ảnh Hướng Tới Văn Hóa Doanh Nghiệp

Quản lý nhân sự của jack ma: không phải doanh nghiệp nào cũng làm được

Câu Chuyện Thành Công Của Tỷ Phú Việt Nam - Phạm Nhật Vượng

TOP 10 Phần Mềm Thiết Kế Thẻ Nhân Viên Miễn Phí Hiệu Quả Nhất

SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHẤM CÔNG BẰNG ĐIỆN THOẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay thì việc sử dụng phần mềm chấm công bằng các nền tảng công nghệ đang trở nên hết sức phổ biến. Có thể đánh giá được rằng, gần như các phần mềm chấm công đã có thể hoàn toàn thay thế cho các phương thức chấm công truyền thống như: sổ chấm công, sổ điểm danh… Phần mềm chấm công như một giải pháp hoàn hảo, giúp doanh nghiệp giải quyết được tất cả những hạn chế như tốn kém thời gian, chi phí, những sai sót, gian lận trong việc chấm công... Phần mềm lại càng tiện ích khi có thể thực hiện trên điện thoại, thứ mà ngày nay ai ai cũng có. Vậy bạn đã biết phần mềm chấm công bằng điện thoại là gì chưa? Nếu chưa thì đừng lo lắng vì HrOnline sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nó ngay trong bài viết dưới đây.

CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ KPI HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
Để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, các nhà quản trị thường sử dụng KPI như một thước đo, một công cụ để đo lường hiệu quả công việc cụ thể. Ngoài việc phải xác định đúng các tiêu chí đánh giá nhân viên theo KPI thì việc thiết lập các bước đánh giá KPI cũng rất quan trọng đối với nhà quản trị để có được một hệ thống KPI hoàn chỉnh. Vậy làm thế nào để xây dựng quy trình đánh giá KPI, hay nói cách khác là các bước đánh giá KPI hiệu quả nhất? Hãy tham khảo các bước mà HrOnline đã liệt kê dưới đây nhé.

CÁC PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO?
Đối với các doanh nghiệp thì khả năng quản lý công việc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định liệu doanh nghiệp có phát triển hay không. Tuy nhiên việc quản lý công việc chưa bao giờ là dễ dàng, nhiệm vụ này đòi hỏi người quản lý phải thực hiện đồng thời nhiều công việc, như vậy mới tạo được sự liên kết các công việc trong dự án hoàn chỉnh. Để giảm bớt gánh nặng này, giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình vận hành, cải thiện hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, các phần mềm quản lý công việc đã ra đời.

MẪU QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
Rất nhiều nhà lãnh đạo hiện nay cho rằng nhân viên là nguồn tài sản lớn và quan trọng của công ty. Nhân viên càng có khả năng linh hoạt, chăm chỉ, phát huy hết khả năng của mình thì hiệu quả công việc mang lại cho doanh nghiệp lại càng cao hơn. Vậy làm thế nào để đánh giá được năng lực và sự đóng góp cho tổ chức của một nhân viên. Ở bài viết hôm nay, HrOnline sẽ đưa ra mẫu quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả để nhà quản lý tham khảo và áp dụng cho việc đánh giá nhân viên của doanh nghiệp.

NHỮNG Ý TƯỞNG TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN ĐỘC ĐÁO VÀ ẤN TƯỢNG
Hiện nay, sự kiện truyền thông là hình thức quảng cáo được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn và đánh giá cao bởi sự hiệu quả mà hình thức này mang lại. Tuy nhiên, truyền thông sao cho hiệu quả luôn là vấn đề khiến cho nhiều doanh nghiệp bối rối trong quá trình triển khai các sự kiện truyền thông. Những ý tưởng truyền thông sự kiện ấn tượng, độc đáo sẽ tạo nên hiệu ứng truyền thông tuyệt vời, giúp doanh nghiệp gia tăng nhận diện thương hiệu và thu hút được nhiều người tham dự, tạo được thiện cảm của khách hàng đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp đang quảng bá. Sau đây, HrOnline sẽ bật mí những ý tưởng truyền thông sự kiện thú vị, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn độc đáo và gia tăng tỷ lệ thành công nhé.

7 BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU HẤP DẪN
Hiện nay, các doanh nghiệp thường quảng bá sản phẩm và thương hiệu đến khách hàng bằng nhiều phương thức truyền thông khác nhau như tổ chức các buổi sự kiện, triển lãm… Và để quá trình quảng bá được thành công, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch truyền thông thương hiệu thật chi tiết để có thể tiếp cận được với khách hàng. Một kế hoạch truyền thông bài bản và được đầu tư tốt sẽ là một trong những con đường thuận lợi giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn. Mỗi một sự kiện truyền thông sẽ có các hướng lên kế hoạch khác nhau, phù thuộc vào chiến lược và nguồn lực sẵn có doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu thật hấp dẫn? Hãy cùng HrOnline tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

CÁCH ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CÔNG BẰNG VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
Đánh giá nhân viên là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều phương pháp đánh giá nhân viên khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của nhà quản lý. Nhờ vậy mà các cấp quản trị có thể đánh giá được chính xác năng lực cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên một cách chính xác, khách quan. Từ đó, đưa ra những quyết định khen thưởng hoặc phê bình minh bạch đối với nhân viên của mình. Vậy đâu là cách đánh giá nhân viên công bằng và hiệu quả mà nhà quản trị cần chú trọng đến? Cùng HrOnline tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây nhé!

PHẦN MỀM CHẤM CÔNG BẰNG VÂN TAY CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?
Chấm công là phương pháp giúp chủ doanh nghiệp hay người sử dụng lao động cùng với các bộ phận hành chính nhân sự, kế toán có thể nắm bắt được số ngày, số giờ làm của mỗi nhân viên. Sự phát triển vượt bậc của các nền tảng công nghệ kỹ thuật số đã tạo nên những tác động không hề nhỏ đến việc chấm công nói riêng và hoạt động quản lý nhân sự trong doanh nghiệp nói chung. Trong đó, sử dụng phần mềm chấm công bằng vân tay là phương thức chấm công phổ biến, được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay, phần mềm chấm công bằng vân tay đã không còn đủ hiệu quả để đáp ứng nhu cầu cần được phát triển của các doanh nghiệp trên thị trường. Cùng HrOnline khám phá thêm nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến chấm công - tính lương hiệu quả trong bài viết dưới đây!