Quản Trị Doanh Nghiệp Hiệu Quả Khi Chuyển Đổi Số

29/03/2021 5846

Cụm từ “chuyển đổi số” không còn quá xa lạ đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế hiện nay, khi mà “người người, nhà nhà” đều đua nhau chuyển đổi số để khai thác tối đa tiềm năng và làm việc đạt hiệu quả nhất.

 

Doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm hơn tới chuyển đổi số

 

Bạn đã quá mệt mỏi với việc ngồi in ấn một chồng giấy tờ vài chục, thậm chí vài trăm trang để trình duyệt, lưu hành nội bộ, rồi lại mải miết ngồi chờ đợi sếp ký duyệt? Bây giờ, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn bằng việc chuyển đổi số, giúp cho doanh nghiệp bạn vận hành một cách trơn tru nhất. Và hãy tranh thủ nhìn ra xung quanh xem, các đối thủ đều đã chuyển đổi số hết rồi, vậy thì doanh nghiệp bạn còn chần chừ gì nữa!

 

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc ứng dụng công nghệ mới vào việc giải quyết các vấn đề của tổ chức, doanh nghiệp.  Công nghệ ở đây chính là Big Data (dữ liệu lớn), điện toán đám mây, hay những nền tảng công nghệ sẵn có để áp dụng vào công tác quản trị, điều hành, quy trình làm việc, thậm chí cả văn hóa công ty.

 

Với các doanh nghiệp, chuyển đổi số không chỉ đơn giản là “dời” hồ sơ, giấy tờ và một số công việc khác lên nền tảng internet. Nhận định đó là của “số hóa” chứ không phải “chuyển đổi số”. Số hóa (Digitizing) là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thông thường sang hệ thống kỹ thuật số (ví dụ như chuyển từ tài liệu giấy sang các file mềm trên máy tính, chuyển từ truyền hình phát sóng analog sang kỹ thuật số…). Trong khi đó, chuyển đổi số là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Như vậy, có thể xem “số hóa” giống như một phần của quá trình “chuyển đổi số”.

 

Chuyển đổi số mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp

 

Chuyển đổi số giúp tiết kiệm thời gian, giảm bớt nhiều chi phí cho hoạt động quản lý tổng thể của doanh nghiệp. Kết quả của việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp chính là tạo ra tính minh bạch, rõ ràng, nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng, nguồn khách hàng thích hợp với các nhu cầu tìm kiếm của doanh nghiệp. Không còn những báo cáo rườm rà, lạc đề nữa, công tác tổng hợp, báo cáo lên cấp trên sẽ được thực hiện nhanh chóng, chi tiết hơn rất nhiều. Đồng thời, hiệu quả làm việc cũng như khả năng cạnh tranh của nhân viên đều được nâng cao, tốc độ làm chủ thị trường sẽ không còn xa tầm với.

 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì cho công cuộc chuyển đổi số? Dù biết là cấp thiết, là tốt cho doanh nghiệp, mang lại những giá trị thiết thực nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết cách để chuyển đổi số phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Đây mới chính là sự quan tâm lớn nhất của các chủ doanh nghiệp.

 

Hiện nay, nhiều ngành nghề đang đẩy mạnh chuyển đổi số, nổi bật là ngành dịch vụ, y tế, giao thông, du lịch… bằng cách áp dụng các dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), phần mềm quản lý doanh nghiệp… Trong đó, phần mềm quản lý doanh nghiệp là yếu tố quan trọng mang lại thành công trong cuộc cách mạng công nghệ số. Với các ứng dụng được thiết lập sẵn, người dùng chỉ cần sử dụng ngay trên nền tảng này mà không cần một thao tác nào trên máy tính. HrOnline là một trong những nền tảng tiêu biểu và đang nổi lên trong lĩnh vực này với sự ứng dụng tiện lợi,  nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Với chi phí chỉ 1.000 đồng/người sử dụng/ngày, các doanh nghiệp đã có thể quản trị, điều hành nhân viên và vận hàng doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả. HrOnline không chỉ hướng đến các công ty có quy mô lớn mà còn là một giải pháp hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội trong cuộc đua chuyển đổi số. Đó chính là tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực lao động. Thế mạnh công nghệ mới giúp tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế số như hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và các mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển. 

  • TAGS