OKRs VÀ CON ĐƯỜNG GẶT HÁI THÀNH CÔNG CỦA CÁC ÔNG LỚN TRONG NGÀNH
Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm cách để đặt mục tiêu và chinh phục mục tiêu, thì hãy thử nghiên cứu giải pháp đến từ mô hình OKRs ngay nhé!
Nhân sự là yếu tố quyết định sự thành bại của cả một tổ chức, doanh nghiệp. Để trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành, Google không chỉ dựa vào ý tưởng thành lập công ty, mà họ nhờ vào phương thức quản trị nhân sự thông qua OKSs - một phương pháp đánh giá được hình thành bởi Larry Page và Sergey Brin. Vậy OKRs là gì? Đâu là những lợi ích của OKRs có thể mang lại cho doanh nghiệp. Hãy cùng đội ngũ HrOnline khám phá ngay nhé!
Lịch sử phát triển và độ phổ biến của mô hình OKRs
OKRs được hình thành và áp dụng bắt nguồn từ Andy Grove - hiện đang là Giám đốc điều hành của Intel. Trong hoạt động quản trị nhân sự, OKRs giúp liên kết mục tiêu của doanh nghiệp với các mục tiêu công việc của các phòng ban, cá nhân. Đồng thời, OKRs đóng vai trò là “nhánh xương sống”, kết hợp các mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được với các kết quả then chốt mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đo lường tiến độ.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, mô hình OKRs vẫn chưa được ứng dụng phổ biến do kết quả của OKRs mới chỉ dừng lại ở “Đạt” hoặc “Chưa đạt”.
Ứng dụng công nghệ vào mô hình OKRs trên HrOnline - Nền tảng quản lý nhân sự toàn diện
Theo thời gian, OKRs ngày càng được điều chỉnh linh hoạt hơn để phù hợp với nhu cầu của các tổ chức ở Silicon Valley. Và cuối cùng, người có công lớn nhất trong việc đưa mô hình OKRs vươn ra thế giới là John Doerr, một huyền thoại khác của Silicon Valley. Ông đã làm quen với OKRs khi làm việc cho Intel và sau đó chính ông là người giới thiệu mô hình này cho Google. Tại đây, OKRs đã mở ra con đường bí mật, giúp Google phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới. Hiện nay, ngoài Google thì phương pháp OKRs còn được nhiều ”ông trùm” hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam áp dụng hiệu quả như Amazon, Youtube, LG...
OKR là gì?
Objectives and Key Results (Các mục tiêu và kết quả then chốt) được hiểu là một phương pháp thiết lập mục tiêu. Thông qua OKRs, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết lập và theo dõi các mục tiêu (trong đó, các mục tiêu phải đảm bảo yếu tố có thể đo lường được).
OKRs tuân theo một công thức đơn giản nhưng vô cùng linh hoạt, có thể tùy ý thay đổi để phù hợp với hầu hết mọi mục đích. Đó là:
Tôi sẽ đạt được [objective] được đo bằng [key results]
Objective là mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được, còn Key Results là số liệu mà doanh nghiệp sẽ đo lường tiến trình đạt được mục tiêu của mình. OKRs có thể là định lượng (ví dụ: Tăng lượng theo dõi Fanpage lên 1.000 lượt mỗi tháng) hoặc định tính (ví dụ: Đánh giá và ghi lại lượt hủy theo dõi của người dùng).
Thông thường mỗi doanh nghiệp hay mỗi cá nhân sẽ đặt ra 2-5 mục tiêu (O) và ứng với mỗi mục tiêu sẽ có từ 3-5 kết quả then chốt (KRs).
Ví dụ về mô hình OKRs với mục tiêu “Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về thương hiệu” thì các kết quả chính có thể là:
- Tăng lượng khách mua sản phẩm/dịch vụ lên 5% mỗi tháng.
- Tăng 25% lượt đánh giá hài lòng của người dùng trên Fanpage lên một năm.
- Tăng 15% lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Lợi ích khi ứng dụng mô hình OKRs
Theo ông Larry Page, nhà đồng sáng lập Google đã chia sẻ: “OKRs đã giúp chúng tôi tăng trưởng gấp 10 lần, gấp nhiều lần”. Để bắt kịp với bối cảnh cạnh tranh ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp đang sử dụng Khung mục tiêu (O) và Kết quả then chốt (KRs) của OKRs như một công cụ chính để cho phép doanh nghiệp của họ chuyển đổi kỹ thuật số thành công. Vậy, lợi ích của mô hình OKRs mang lại là gì?
Thứ nhất, sự tập trung
Tập trung là lợi ích đầu tiên mà OKRs mang lại cho doanh nghiệp. Khi áp dụng mô hình OKRs, số lượng mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra sẽ bị giới hạn. Đối với OKRs, số lượng mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra có thể nhiều hơn 1, tuy nhiên, 7 luôn luôn là số lớn nhất. Chính vì vậy, sự giới hạn của OKRs khiến doanh nghiệp buộc phải tập trung hoàn toàn vào các mục tiêu chính.
Thông thường, các doanh nghiệp thưởng chỉ đặt trong khoảng 2 - 5 mục tiêu và mỗi một O (Mục tiêu chính), doanh nghiệp không nên đặt ra quá 5 KRs (Kết quả then chốt).
Mô hình OKRs thường được bắt đầu bằng một câu hỏi: “Điều gì là quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần đạt được trong tháng tới, quý tới hoặc chu kỳ tới?” Bất cứ nhiệm vụ nào không liên quan đến mục tiêu hiện tại đều sẽ được chuyển thành nhiệm vụ tồn đọng và giải quyết ở chu kỳ tiếp theo.
Ngoài ra, việc áp dụng mô hình OKRs còn giúp cho toàn bộ nhân viên hiểu rõ về những mục tiêu quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ tự biết cách điều chỉnh mục tiêu cá nhân, cùng hướng về mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ hai, sự liên kết
Theo Harvard Business Review, những công ty mà nhân viên có độ liên kết cao với nhau sẽ mang lại hiệu quả làm việc cao hơn gấp đôi so với những công ty mà nhân viên không có sự gắn kết. Trong mô hình OKRs, tất cả KRs (Kết quả then chốt) đều cùng hướng về 1 O (Mục tiêu chính).
Nếu mục tiêu chính (O) được định nghĩa là kim chỉ nam, thì doanh nghiệp phải đảm bảo được rằng, tất cả các kết quả then chốt (KRs) đều đang hoạt động vì O. Người thực hiện (KRs) là nhân viên, vì vậy, OKRs đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, chính xác của các nhân viên khi đang thực hiện nhiệm vụ. Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung đặt ra các mục tiêu, tuy nhiên, quên đi sự liên kết khi thực hiện mục tiêu, dễ khiến doanh nghiệp đánh mất lợi thế cạnh tranh, thậm chí, mục tiêu đặt ra vô tình bị lệch hướng.
Ví dụ: Mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra là “Tăng độ nhận diện thương hiệu”. Tuy nhiên, vì muốn mở rộng thị trường tiềm năng, cho nên có đến 90% nhân viên đều tập trung tăng độ nhận diện trên nền tảng Website, chỉ có 8% nhân viên thực hiện mục tiêu trên nền tảng Social Media và chỉ có 2% nhân viên tăng trên nền tảng khác (Sàn thương mại điện tử, offline…). Điều này tạo ra sự mất cân bằng giữa các tệp khách hàng, thậm chí, nó dễ dàng khiến doanh nghiệp đánh mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường Social Media và Khác.
Thứ ba, sự đồng bộ
Tất cả các O (Mục tiêu chính) đã lập phải chắc chắn phải đạt được 100% thông qua các Krs (Kết quả then chốt), đồng thời, các nguồn lực sẽ được điều chỉnh linh hoạt để cùng hướng tới mục đích cuối cùng là đưa doanh nghiệp phát triển. Phải đảm bảo trong quá trình thực hiện KRs, các phòng ban hoặc cá nhân đều phải đưa ra ra những tín hiệu rõ ràng, để tất cả các phòng ban, cá nhân khác có thể theo dõi một cách đồng bộ, để cùng hướng đến O.
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đang sử dụng mô hình OKRs thông qua Google Sheet. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng và theo dõi OKRs của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn thông qua phần mềm HrOnline.
Thông qua HrOnline, việc hoạch định các mục tiêu chính, hay việc kết nối hiệu suất hoặc đánh giá, đo lường chính xác mức độ, hiệu quả làm việc của cá nhân, phòng ban sẽ trở nên vô cùng hiệu quả.
Thứ tư, đánh giá nhân viên
Ngoài đóng vai trò là kim chỉ nam, hướng các cá nhân, phòng ban, doanh nghiệp cùng hướng đến một mục tiêu duy nhất, OKRs còn đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng quy chuẩn đánh giá nhân viên. Thông qua tính năng Quản lý mục tiêu OKRs trên phần mềm HrOnline, doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi và đánh giá năng lực của nhân viên một cách bài bản, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu đánh giá của doanh nghiệp dưới góc nhìn đa chiều, đa dạng và toàn diện.
Giải pháp xây dựng OKRs hiệu quả thông qua HrOnline
Xây dựng thành công mô hình OKRs vốn không phải chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, việc theo dõi OKRs lại càng khó khăn hơn nếu doanh nghiệp không tìm ra giải pháp hỗ trợ. Được phát triển bởi các nền tảng công nghệ hiện đại, thông minh, tính năng Quản lý mục tiêu OKRs của HrOnline hoàn toàn tự tin đáp ứng các doanh nghiệp:
- Kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân, phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Hoạch định các mục tiêu trọng tâm của doanh nghiệp theo từng cấp độ
- Cập nhật, đánh giá, đo lường chính xác mức độ, hiệu quả làm việc của cá nhân, phòng ban, công ty
- Đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
- Cải thiện năng suất, phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân viên
HrOnline chính là giải pháp công nghệ thông minh để doanh nghiệp đặt ra OKRs và chinh phục OKRs hiệu quả. Đăng ký hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về giải pháp nhé.

Tối ưu hóa quản lý dự án - Chìa khóa thành công cho sự phát triển
Quản lý dự án là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ dự án nào, bất kể quy mô hay ngành công nghiệp. Khả năng hiệu quả quản lý dự án không chỉ giúp đảm bảo việc hoàn thành dự án đúng tiến độ mà còn tạo ra cơ hội tối ưu hóa tài nguyên và tăng cường hiệu suất làm việc của đội ngũ. Trong bài viết này, HR Online sẽ giới thiệu về những cách tối ưu hóa quản lý dự án để đạt được sự phát triển bền vững.

Tối ưu hóa quản lý doanh nghiệp với phần mềm quản lý doanh nghiệp - Hiệu quả và tiết kiệm thời gian
Trong thời đại kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý một doanh nghiệp đòi hỏi sự chính xác, hiệu quả và linh hoạt. Để đáp ứng những yêu cầu này, phần mềm quản lý doanh nghiệp đã trở thành công cụ hết sức quan trọng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa hoạt động và đạt được sự thành công bền vững. Trong bài viết này, HR Online sẽ đồng hành cùng bạn đọc để khám phá những lợi ích và tính năng quan trọng của phần mềm quản lý doanh nghiệp, cùng với cách mà nó có thể đóng góp vào sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa dự án với phần mềm quản lý dự án hiện đại
Dưới bức tranh kinh doanh đa dạng và thay đổi không ngừng, khả năng hiệu quả trong việc quản lý dự án trở nên cực kỳ quan trọng. Để đảm bảo rằng các dự án được thực hiện một cách mạch lạc, đúng tiến độ và trong khung ngân sách, việc áp dụng công nghệ và sử dụng phần mềm quản lý dự án hiện đại đã trở thành một bước đi không thể thiếu. Trong nội dung bài viết dưới đây, hãy đồng hành cùng HR Online tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về phần mềm quản lý dự án.

Quản lý nhân sự - Nền tảng xây dựng sự thành công tổ chức
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc quản lý nhân sự không chỉ đơn thuần là việc phân chia công việc và quản lý lịch làm việc. Đúng hơn, quản lý nhân sự là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự nhạy bén trong việc định hướng, phát triển và duy trì nguồn lực quý báu này.

CÁCH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ LINH HOẠT NHẤT
Quản lý nhân sự bằng phần mềm công nghệ là từ khóa chưa bao giờ hết “Hot” trên thanh công cụ tìm kiếm. Hãy cùng khám phá quy trình triển khai công nghệ vào hoạt động quản lý nhân sự dành cho doanh nghiệp thông qua HrOnline trong bài viết dưới đây nhé! Quản lý nhân sự được xem là mạch máu chi phối toàn bộ hoạt động liên quan đến yếu tố con người trong doanh nghiệp. Đứng trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ, rất nhiều phần mềm công nghệ ra đời nhằm phục vụ cho hoạt động của quản lý nhân ự trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, điều này đã để lại khá nhiều sự “bối rối” cho các nhà lãnh đạo. Bởi vì có quá nhiều phần mềm ra đời, cho nên các nhà lãnh đạo thường gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn các phần mềm thực sự hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp.

CÁCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ NGÀNH SẢN XUẤT
Sản xuất là ngành có khối lượng công việc cực lớn, đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân sự “khủng” thì mới đáp ứng được năng suất và hiệu quả công việc. Chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi có những doanh nghiệp sản xuất có số lượng nhân sự lên tới hàng trăm, thậm chí hàng chục ngàn nhân viên. Cũng bởi vì thế mà công tác quản lý nhân sự ngành sản xuất đang đứng trước thế khó: Làm thế nào để tuyển dụng số lượng đi kèm chất lượng? Làm sao để quản lý được một đội ngũ con người đông như vậy?

PHẦN MỀM CHẤM CÔNG ĐƠN GIẢN NHẤT HIỆN NAY
Cuộc cách mạng công nghiệp chuyển đổi số bùng nổ, dẫn đến sự thay đổi ngoạn mục trong cách vận hành của các doanh nghiệp. Xu hướng ứng dụng công nghệ vào để quản lý thay cho các phương thức truyền thống cũ đang dần trở nên phổ biến trong việc điều hành doanh nghiệp. Các phương pháp quản lý nhân sự truyền thống như chấm công, điểm danh… cũng dần được thay thế bằng các phần mềm công nghệ. Thế nhưng, đâu mới là giải pháp tốt nhất, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, HrOnline sẽ giới thiệu phần mềm chấm công đơn giản, hiệu quả mà mọi doanh nghiệp nên triển khai trong hoạt động tổ chức

CÁCH QUẢN LÝ VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ
Hồ sơ hay dữ liệu nhân viên là nguồn tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Việc quản lý hồ sơ phải được lưu trữ chính xác, đầy đủ, khoa học và đảm bảo được tính chất bảo mật cao. Tuy nhiên, làm sao để theo dõi và quản lý tốt toàn bộ hồ sơ, dữ liệu nhân sự lên đến vài chục, vài trăm, thậm chí là vài nghìn nhân viên? Cùng tham khảo ngay về giải pháp đến từ HrOnline ngay trong bài viết dưới đây!