Quá Khứ Nghèo Khó Đến Ông Chủ Tập Đoàn Ô Tô Nổi Tiếng Khắp Việt Nam

03/08/2020 6191

Xuất thân từ một kỹ sư cơ khí, làm nên Thaco từ hai bàn tay trắng. Tỷ phú Trần Bá Dương sinh năm 1960 tại Huế, năm 1983 ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP. HCM với tấm bằng kỹ sư chuyên ngành máy nâng cấp bốc xếp. Ra trường, Trần Bá Dương trở thành kỹ thuật viên sửa chữa tại nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai. 

 

CEO Trần Bá Dương Chủ tịch Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco)

CEO Trần Bá Dương - Chủ tịch Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco).

 

Bắt đầu sự nghiệp

Năm 1987 ông bắt đầu “sự nghiệp” cơ khí với công việc… vét “mỡ bò”. Một công việc không liên quan gì đến chuyên ngành mà ông được đào tạo. Sau khi được Bộ Giao thông Vận tải chấp nhận dự án “chuyển đổi tay lái nghịch”, ông Dương đón nhận cơ hội trở thành quản lý tổ sửa chữa của công ty và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Con đường trở thành CEO của Trần Bá Dương bắt đầu khi ông xin nghỉ việc tại công ty để mở xưởng sửa chữa cơ khí riêng vào năm 1997. Đây là tiền thân của Thaco – một thương hiệu đã đưa tên. Để tìm hiểu sự thành công đó bạn có thể tham khảo thêm về sự thành công này cùng phần mềm quản lý nhân sự HrOnline.

 

Để có được thành công như hôm nay, ngoài sự nỗ lực không biết mệt mỏi, ông Dương còn có cách làm táo bạo và khác người. Không đi theo mô hình công ty gia đình, ngay từ đầu, Thaco Trường Hải đã được định hình là công ty cổ phần nhằm tập hợp được trí tuệ của nhiều người. Ngay cả việc bán bớt cổ phần cho đối tác nước ngoài cũng cho thấy Thaco mong muốn được học hỏi thêm được phong cách quản trị hiện đại, thay vì “loay hoay” với cách thức hoạt động chỉ “mình” với “ta”.

 

Với triết lý để thành công, 99% là lao động mồ hôi và nước mắt đã đưa một người thợ cơ khí ở Đồng Nai thành một tỷ phú Trần Bá Dương – Chủ tịch Tập đoàn ôtô Trường Hải (Thaco) vào danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes 2018 với khối tài sản 1,8 tỷ USD, xếp thứ 1.339 trên bảng xếp hạng.

 

Trần Bá Dương có tên trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes 

 

Sau khi thành công

Sau khi gặt hái thành công ở ngành nghề cốt lõi, ông Trần Bá Dương tiếp tục phát triển Thaco thành tập đoàn đa ngành. Năm 2012, ông Dương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển đô thị bất động sản ngay thời kỳ thị trường này rơi xuống đáy. Tiếp đó, vị tỷ phú này lại “lấn sân” vào mảng nông nghiệp bằng việc hợp tác sản xuất và phân phối máy nông nghiệp với công ty LS Mtron(Hàn Quốc).

 

Năm 2018, "cuộc hôn phối tỷ đô" giữa Thaco và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã tốn nhiều giấy mực. 

 

Khi mới khởi động, nhiều người đã hoài nghi về mối quan hệ và những cam kết của hai tập đoàn này bởi cho rằng, phần lợi nghiêng về Thaco.

 

Là người khai mở, quy tụ được tới 80.000 ha đất không chỉ ở Việt Nam và cũng đã trải qua 25 năm hoạt động trên thương trường, hơn ai hết, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức hiểu rõ nhất tình thế của mình.

 

Ở thời điểm đầu năm 2018, mặc dù đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét tái cấu trúc nợ, giảm lãi suất, đồng thời Công ty cũng đã nỗ lực cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm nợ, nhưng tổng dư nợ vay của HAGL vẫn còn khoảng 23.000 tỷ đồng, dẫn đến chi phí lãi vay phát sinh hàng năm rất lớn.

 

Đi tìm người “cứu mình”, nhưng ông Đức rất thẳng thắn khẳng định, đó phải là người có tiền tươi và biết làm ăn công nghiệp ở quy mô lớn, chứ không hề tìm tới những doanh nghiệp bất động sản thuần tuý.

 

Sau 1 năm hợp tác, Thaco đã đầu tư vào HNG thuộc HAGL thông qua việc mua 35% vốn với số tiền 3.949 tỷ đồng; cho vay 2.464 tỷ đồng. Công ty THADI do Thaco thành lập đã mua cổ phần 3 công ty con của HNG, sở hữu 23.100 ha đất với số tiền là 7.626 tỷ đồng, đồng thời đã nhận nợ vay 2.500 tỷ đồng và sẽ nhận nợ 3.500 tỷ đồng. Công ty Đại Quang Minh góp 65% vốn theo thỏa thuận, sẽ ứng mua tiếp 35% đồng thời sẽ ứng vốn trả nợ đến hạn và chi phí đầu tư cho giai đoạn II là 8.155 tỷ đồng.

 

Ký kết hợp tác giữa Thaco và HAGL

 

Số “tiền tươi” mà Thaco đã bỏ ra đầu tư lên tới 22.194 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD) đúng như kế hoạch hợp tác được công bố cách đây 1 năm đã giúp HAGL cơ bản ổn định dòng tiền.

 

Ông Đức không giấu nổi vui mừng bởi chỉ sau 1 năm hợp tác, HNG đã thực sự thoát khỏi tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”, nợ ngân hàng của HAGL đã giảm được 50% và chỉ trong 1-2 năm nữa là ông lại khoẻ re.

 

Ít người nhận thấy sự khác biệt từ vị doanh nhân có biệt danh “phủi và thẳng” chuyện đời mặc quần kaki ở bất cứ sự kiện nào. Tại lễ kỷ niệm 1 năm ngày hợp tác, ông Đức đã chọn chiếc quần âu chất nhung lịch lãm lên cùng chiếc áo vest.

 

Ở chiều ngược lại, khi quyết định bỏ tiền để giữ lại trong tay doanh nghiệp Việt những diện tích đất có vị trí đặc biệt quan trọng quanh tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia , ông Dương có lẽ cũng đi từ sự khác biệt trong tư tưởng của vị doanh nhân này.

 

Với diện tích khai thác là 80.000 ha đất được tập trung, ngoài cơ hội phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn, đây sẽ là nơi ông Dương thi triển những dự định của mình về cơ khí nông nghiệp quy mô lớn, phát triển tiếp chính ngành cơ khí ông đam mê.

 

“Chúng tôi tiếp tục đầu tư trung tâm nghiên cứu ứng dụng và xưởng cơ khí tại nông trường, qua đó nghiên cứu giải pháp để chế tạo các thiết bị, nông cụ chuyên dụng và tiến đến cơ giới hóa toàn bộ trong hoạt động canh tác trồng trọt của HAGL”, ông Dương nói.

 

Với nền tảng sẵn có là Khu phức hợp Cơ khí và Ô tô Chu Lai - Trường Hải, Thaco đang xúc tiến hình thành Trung tâm Cơ khí đa dụng miền Trung. Sản phẩm đầu ra sẽ không chỉ là các máy móc cơ khí phục vụ canh tác, cơ giới hoá ở khâu trồng trọt mà là các sản phẩm cơ khí hóa trên toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất, trồng trọt, chế biến, vận chuyển, bảo quản. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của HAGL với sự có mặt của Thaco sẽ thêm giá trị mới.

 

Với việc sở hữu tập đoàn tư nhân quy mô hàng đầu Việt Nam, đồng thời có hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, thì việc ông Trần Bá Dương có tên trong danh sách tỷ phú thế giới cũng không có gì là bất ngờ. Tổng kết hành trình 20 năm khởi nghiệp, ông Dương chia sẻ ba  bước ngoặt quan trọng để tạo nên một Thaco thành công như ngày hôm nay. Đầu tiên, bắt đầu bằng việc mở garage với đơn hàng ít ỏi và bản thân cũng là một người thợ. Sau đó chuyển sang giai đoạn mua xe cũ về sửa để bán lại. Cuối cùng là lắp ráp ôtô theo phân khúc riêng và tạo nên sự khác biệt.

 

Tỷ phú Trần Bá Dương cũng là người đầu tiên tại Việt Nam ta bắt đầu sản xuất xe du lịch. Từ dòng xe Kia, Thaco, Kinglong…ông Dương đã đưa Trường Hải trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên với 100% vốn trong nước sản xuất và lắp ráp xe du lịch. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển cực lớn cho hãng xe mà ông đứng đầu. Đồng thời, chiếm được thị phần không nhỏ trong việc sản xuất xe ô tô trong nước.

 

Với đam mê sẵn có và tinh thần hoạt động đánh đổi để có được một Trường Hải lừng lẫy trong và ngoài nước như ngày nay, ông Trần Bá Dương và các cộng sự đã chứng minh được năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, cũng chứng minh được khả năng phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong nước và cơ hội vươn xa sang các nước bạn. Sự thành lập của Thaco - Trường Hải như một dấu mốc vàng son trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô. 

 

Trong kinh doanh phải luôn minh bạch và phải có sự nổ lực

 

“Cuộc đời kinh doanh cũng nhiều nghiệt ngã, nếu thiếu 1% may mắn thì cũng không thành công. Nhưng may mắn không bao giờ đến hoài và may mắn không bao giờ là 99%. May mắn chỉ có 1% để tạo nên thành công, còn 99% là lao động mồ hôi và nước mắt.

Tôi khẳng định, không có tiền thì không kinh doanh được. Quan điểm của tôi là anh có ý tưởng, ý chí, quyết tâm, kế hoạch mà khi bắt đầu chưa có tiền thì hãy tìm người có tiền, có kinh nghiệm quản trị để cùng làm. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc liên doanh, liên kết các sức mạnh với nhau là hướng đi thông minh và nhiều khả năng thành công”, vị doanh nhân tuổi Canh Tý chia sẻ.

Nguồn: https://hronline.vn/cau-chuyen-thanh-cong

  • TAGS