Chuyển Đổi Số Thời Covid

07/05/2021 6299

Chuyển đổi số đã và đang trở thành xu thế phát triển của mọi ngành, mọi doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Tuy nhiên, nó đang gặp phải trở ngại bởi đại dịch Covid-19. Hãy cùng tìm hiểu xem đại dịch này đã làm thay đổi những gì? Doanh nghiệp cần làm gì để “Chuyển đổi số thời Covid” thành công nhé!

 

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp giữa mùa covid

 

 

Chuyển đổi số được hiểu theo cách đơn giản là quá trình chuyển từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ như dữ liệu lớn (Big Data), internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Hiện nay, chuyển đổi số không chỉ có vai trò quan trọng, là chiến lược của các doanh nghiệp mà còn là mục tiêu của mọi quốc gia.

 

Khi Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện cho đến nay, nền kinh tế cũng như các hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới đang rơi vào một thời điểm khó khăn kéo dài, buộc ngành nào cũng phải tìm cách thay đổi để sinh tồn. Các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hình thức làm việc tại nhà, hội họp và bàn giao công việc đều chuyển đổi sang online. Những thay đổi đến rất nhanh, đến mức nhiều người chưa biết gọi tên thế nào, thật ra lại rất gần với những câu chuyện đã được nói đến một hai năm nay: Chuyển đổi số.

 

Ba cấp độ của chuyển đổi số 

 

Chuyển đổi số thành công, đó là sự kết hợp ăn ý, nỗ lực từ việc xác định quy trình cụ thể, khả năng tiếp cận của con người và lựa chọn bộ công cụ, phần mềm phù hợp. Đây là một quá trình lâu dài và phức tạp, thường được nhìn theo ba cấp độ: Số hoá; Xác định mô hình hoạt động; Chuyển đổi.

 

Số hóa (digitization) 

 

Là việc biến đổi các thực thể (đối tượng, vạn vật) từ dạng vật lý (analog) sang dạng số, tạo ra phiên bản số của các thực thể. Bản chất của cấp độ số hoá là biến đổi (conversion). Số hoá cần gắn liền với công nghệ kết nối các thực thể trên Internet (Internet vạn vật), lưu trữ dữ liệu (điện toán đám mây) và bảo vệ sự bất biến, toàn vẹn dữ liệu (blockchain).

 

Xác định mô hình hoạt động số (digitalization) 

 

Là cấp độ trả lời câu hỏi cách sống và cách làm việc sẽ thay đổi như thế nào với các công nghệ số và dữ liệu được số hoá. Đối với các tổ chức hay doanh nghiệp, đó là việc xác định mô hình hoạt động hoặc mô hình kinh doanh. Bản chất của cấp độ này là sáng tạo (creation). Hãy hình dung trong và sau đại dịch Covid-19 này, mỗi trường học phải xác định mình sẽ tiếp tục dạy và học online cùng với cách truyền thống thế nào, mỗi doanh nghiệp phải sản xuất và kinh doanh hay quan hệ và giữ khách hàng thế nào; chính quyền các cấp cũng cần dùng các công nghệ số để phát huy được những ưu việt của tổ chức xã hội và phẩm chất của người Việt trong hoạn nạn như đã thấy trong những ngày này. Sau nguy có cơ, và đó là cơ hội cho chuyển đổi số, trong đó tính sáng tạo trong xây dựng mô hình hoạt động sẽ là yếu tố đột phá.

 

Chuyển đổi (transformation) 

 

Là cấp độ các cá nhân, các tổ chức thực hiện thay đổi theo mô hình đã xác định. Đây cần là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, từ lãnh đạo cao nhất đến mọi thành viên của tổ chức, từ xây dựng năng lực số đến văn hoá số, xây dựng lộ trình và kế hoạch, từng bước thay đổi theo lộ trình…

 

Công nghệ số và dữ liệu

 

Công nghệ số là một từ chung để chỉ các công nghệ nhằm tạo ra và sử dụng các đối tượng dưới dạng số. Có rất nhiều công nghệ số khác nhau vì mọi lĩnh vực đều dần được số hoá và hoạt động với các thực thể được số hoá.

 

Chuyển đổi số với công nghệ điện toán đám mây

 

Trong thập kỷ vừa qua, các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây, Internet vạn vật, Blockchain, mạng không dây thế hệ mới (5G)… có nhiều đột phá, đang và sẽ tạo ra nhiều công nghệ số quan trọng cho chuyển đổi số. Các công nghệ số thường không dùng độc lập vậy nên việc liên kết các công nghệ số cần thiết sẽ tạo nên sức mạnh công nghệ tổng hợp cho chuyển đổi số. 

 

Chuyển đổi số là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

 

Phát triển khoa học công nghệ song hành với đổi mới và sáng tạo là con đường tất yếu, duy nhất của các quốc gia, doanh nghiệp nếu muốn phát triển bền vững, sánh kịp với doanh nghiệp quốc tế. Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã phần nào định hình lại nội dung và phương pháp trong chương trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

 

Covid đã thúc đẩy chuyển đổi mô hình làm việc từ thủ công qua làm việc từ xa

 

Ngày nay, phần lớn lực lượng nhân sự đều làm việc từ xa, trải nghiệm của họ với công nghệ số đã thay đổi từ “rất tốt” thành “cách duy nhất” để hoàn thành công việc. Do vậy, nó đang trở thành tâm điểm giải quyết những vấn đề còn tồn tại lâu nay.

 

Chuyển đổi số trong thời đại dịch Covid-19 cần nỗ lực với việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp như:

  • Mở rộng phạm vi hỗ trợ khách hàng thông qua các công cụ như chatbots
  • Sử dụng các công cụ tự động hóa vì tính liên tục của chúng
  • Tối ưu các hệ thống rườm rà và giảm thiểu các xung đột không cần thiết

 

Chuyển đổi số trong mùa dịch

 

Để đối phó với sự tàn phá nghiêm trọng của đại dịch, nhiều doanh nghiệp đã ưu tiên công nghệ chuyển đổi số.

 

Nhiều doanh nghiệp đã ưu tiên công nghệ chuyển đổi số

 

Đại dịch Covid là động lực để thúc đẩy ngành bán lẻ chuyển đổi số nhanh và hiệu quả hơn bao giờ hết tại Việt Nam. Các dịch vụ mua sắm trên các trang bán lẻ trực tuyến đều tăng nhanh hơn bình thường, hàng loạt siêu thị lớn phát triển ứng dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến và tích điểm khách hàng, hay các cửa hàng bán lẻ triển khai dịch vụ đặt hàng trực tuyến qua website, mạng xã hội… Bên cạnh đó, Covid cũng đã thúc đẩy các nền tảng công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa phát triển nhanh hơn, định hình rõ hơn tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các doanh nghiệp.

 

Thúc đẩy kinh doanh online phát triển nhanh chóng

 

Trong “nguy” có “cơ”

 

Mỗi ngày trôi qua chúng ta đang phải nhìn nhận và chống chọi với những đảo lộn Covid-19 bất ngờ gây ra. Hầu hết nền kinh tế bị xáo trộn, đứt gãy và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu rất lớn. Việt Nam không tránh khỏi nền kinh tế cũng bị tác động mạnh, và sẽ ảnh hưởng hơn rất nhiều nếu như khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra. 

 

Trong khó khăn bắt gặp cơ hội

 

Giãn cách xã hội làm nhịp sống của con người chậm lại. Ngoài những con người “stay at work” tuyến đầu ngày đêm chống dịch, phần đông chúng ta “stay at home” để bảo vệ mình và an nguy của toàn xã hội. Dù dịch Covid-19 có làm toàn cầu rúng động thì chuyển đổi số vẫn đang khách quan diễn ra hàng ngày. Các ngành nghề đang chuyển đổi số mạnh mẽ chắc chắn sẽ chuyển đổi mạnh hơn nữa, thích ứng nhanh hơn nữa và hoàn toàn tự tin có thể vượt qua cơn bão này.

 

 

Làm việc an toàn trong mùa dịch cùng HrOnline

 

Làm việc từ xa – Work from home

 

Khái niệm làm việc từ xa đang dần trở nên phổ biến hơn trong thời kì công nghệ phát triển. Trong khi nhiều nước trên thế giới đã áp dụng làm việc từ xa thì các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều e ngại. 

 

Khi làm việc tại công ty, nhân viên tập trung, có cơ hội để trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp. Đồng thời, trách nhiệm khi thực hiện công việc tại văn phòng cũng cao hơn bởi không gian và môi trường phù hợp hơn. 

 

Mặc dù vậy, trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm việc từ xa thực sự cần thiết, trở thành một phương án hiệu quả đảm bảo sức khỏe nhân viên, đồng thời đảm bảo hiệu suất thực hiện công việc.

 

Tính năng quản lý công việc của HrOnline

 

Phần mềm HrOnline xây dựng tính năng Quản lý công việc, giúp nhà quản trị xác nhận được quá trình làm việc của nhân viên. Từ đó có căn cứ để chấm công đầy đủ cho người lao động một cách chính xác, minh bạch.

 

Làm việc trực tuyến

 

Không chỉ gói gọn trong khâu quản lý, làm việc trực tuyến bao gồm các quy trình, công cụ hỗ trợ để kết nối mọi người ở mọi nơi, mọi khoảng cách.

 

Phần mềm HrOnline với công cụ hỗ trợ làm việc trực tuyến hiệu quả như:

  • Giao và phân chia công việc
  • Họp và trao đổi công việc ngay trên phần mềm
  • Chat
  • Lưu trữ tài liệu

 

Giao việc nhanh chóng, tiện lợi ngay trên phần mềm

 

Ngoài ra, phần mềm quản lý nhân sự HrOnline còn có tính năng quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ nhân sự, tài sản đến quy trình. Trong thời điểm dịch bệnh này, lợi ích khi sử dụng làm việc trực tuyến càng thể hiện rõ như đảm bảo thực hiện công việc mọi lúc, mọi nơi. Công việc không bị gián đoạn hay ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan. Vì thế giải pháp Work at home – làm việc tại nhà thông qua HrOnline trong mùa dịch Covid-19 được xem là tối ưu nhất.

  • TAGS