CÁC CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

16/05/2022 9935

Chiến lược truyền thông tiếp thị rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp lên kế hoạch cho giai đoạn tăng trưởng. Mục đích của kế hoạch tiếp thị khách hàng mục tiêu chính là đem lại doanh số đáng kỳ vọng về cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và dài lâu thì cần đặc biệt chú trọng đến các chiến lược truyền thông để vừa tiết kiệm thời gian, ngân sách, vừa giúp được doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình đến khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp không tập trung vào phát triển chiến lược truyền thông mà chỉ tập trung vào chiến lược bán hàng dẫn đến doanh số sụt giảm, lãng phí thời gian và công sức. Hãy cùng HrOnline tìm hiểu thêm về một số chiến lược truyền thông hiệu quả dưới đây!

Các chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp

Các chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp

Chiến lược truyền thông là gì?

Chiến lược truyền thông - một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình đến khách hàng. Việc bán hàng có hiệu quả hay không cần phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông.

Tùy vào từng lĩnh vực, mục đích mà doanh nghiệp sẽ đặt ra các chiến lược truyền thông khác nhau. Hiểu một cách khái quát, chiến lược truyền thông chính là tất cả các hoạt động nhằm truyền tải thông tin, ưu điểm của sản phẩm mới chuẩn bị ra mắt thị trường nhằm xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng sao cho tiếp cận được tối đa trực tiếp và hiệu quả tới số lượng khách hàng tiềm năng của mình. Mục đích chiến lược truyền thông là hình thành và duy trì nhu cầu sở thích của khách hàng, đồng thời rút ngắn chu kỳ bán hàng để khách hàng kịp thời đưa ra quyết định lựa chọn.

2 yếu tố cốt lõi tác động trực tiếp đến khách hàng trong chiến lược truyền thông

  • Yếu tố thứ nhất: Lên ý tưởng nội dung

Nội dung là phần mà doanh nghiệp sẽ gửi thông điệp đến cho khách hàng, dựa trên những điểm khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp sẽ cần thảo luận với các phòng ban để đưa ra thông điệp phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến nhằm thuyết phục và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, trong thông điệp phải bao gồm một số đặc tính như: điểm nổi bật của sản phẩm, đối tượng khách hàng…

  • Yếu tố thứ hai: Lựa chọn các phương tiện truyền thông

Sau khi đã hoàn tất việc lên ý tưởng nội dung truyền tải thông điệp sản phẩm, việc lựa chọn phương tiện truyền thông cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp cần chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu hành vi khách hàng để xác định kênh truyền thông mà khách hàng thường xuyên truy cập. Từ đó lựa chọn phương tiện phù hợp với đối tượng sử dụng sản phẩm sao cho vừa đạt hiệu quả như mong muốn lại vừa tiết kiệm chi phí.

Chiến lược truyền thông gồm những hình thức gì?

Có rất nhiều hình thức truyền thông khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đem sản phẩm của mình đến với khách hàng. Tuy nhiên, tùy vào ngân sách, mục tiêu truyền thông mà có thể phân thành 2 hình thức đó là: Truyền thông gián tiếp và truyền thông trực tiếp.

  • Truyền thông gián tiếp

Truyền thông gián tiếp là hình thức quảng bá sản phẩm dịch vụ thông qua các kênh truyền thông trung gian như: mạng xã hội, website, các sàn thương mại điện tử… Ngoài ra, hình thức truyền thông còn được thể hiện qua hình ảnh, âm thanh trên các phương tiện truyền thông như áp phích, tờ rơi…

Hiện nay hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến vì nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian hơn so với việc nhân viên đến gặp trực tiếp khách hàng. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng cao, dẫn đến việc doanh nghiệp thúc đẩy mạnh vào việc đầu tư nội dung cho các phương tiện truyền hình, báo chí, poster… nhằm đẩy mạnh thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng. Việc làm này đôi khi sẽ thật lãng phí mà không thu lại được bất cứ hiệu quả nào.

  • Truyền thông trực tiếp

Truyền thông trực tiếp là hình thức nhân viên của doanh nghiệp sẽ trực tiếp gặp khách hàng, có thể là tại các điểm bán hàng, trưng bày hoặc qua điện thoại. Bằng những kỹ năng và kinh nghiệm của mình, nhân viên sẽ trực tiếp đưa thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng thông qua lời nói, khả năng thuyết phục.

Hình thức này sẽ tốn thời gian và công sức hơn vì nhân viên sẽ phải trực tiếp đối mặt với khách hàng, thông qua đó thể hiện kỹ năng đàm phán, thuyết phục của mình để chiếm được lòng tin của khách hàng, từ đó tạo ra doanh thu. Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần gũi hơn đối với khách hàng. Từ đó nắm bắt được nhu cầu, hành vi của khách hàng để lên kế hoạch truyền thông tốt hơn trong những lần tiếp theo.

Chiến lược truyền thông gồm những hình thức gì?

Chiến lược truyền thông gồm những hình thức gì?

5 Chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Tập trung vào khách hàng trung thành

Sau 3 năm dịch Covid19, cuộc sống đang dần trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên việc thu hút khách hàng mới sau dịch có thể gặp nhiều khó khăn. Vì vậy mà phương pháp an toàn, hiệu quả nhất chính là tập trung vào khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể xây dựng chiến dịch quảng cáo nhắm tới những nhu cầu mới của khách hàng. Đồng thời cũng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ miễn phí để bày tỏ lòng cảm ơn khách hàng vì đã luôn ủng hộ mình. Những việc làm này có thể chưa thu lại được lợi nhuận ngay lập tức nhưng sẽ là giai đoạn tiên quyết giúp khách hàng vẫn ở lại dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần linh hoạt vận dụng mô hình (Members Get a Member) để mở rộng tệp khách hàng của mình hơn thông qua khách hàng trung thành. Có 90% người dùng Việt Nam lựa chọn “chốt đơn” sản phẩm, dịch vụ thông qua lời khuyên hoặc lời giới thiệu của người thân, bạn bè, các mối quan hệ thân cận… 

2. Tặng tần số xuất hiện doanh nghiệp trên các kênh truyền thông

Bất kể doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực gì, thì việc xuất hiện nhiều trên các kênh truyền thông có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ luôn giúp doanh nghiệp tạo sự tin tưởng và nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Một vài cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng như: đầu tư vào các phần mềm quản lý nhân sự tốt hoặc tổ chức những buổi hội thảo trên web, livestream trên các nền tảng mạng xã hội. Khi một doanh nghiệp càng xuất hiện nhiều, sự tương tác với khách hàng càng cao. Điều này rất quan trọng để một doanh nghiệp duy trì và phục hồi sự phát triển.

3.  Tăng các chương trình ưu đãi độc quyền

Một cách để thu hút mọi người quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là cung cấp các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi độc quyền trên các nền tảng truyền thông xã hội cũng như Email quảng cáo. Việc tung ra thị trường các ưu đãi sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng mới, đồng thời khuyến khích các khách hàng cũ mua hàng. Thông qua đó, lượng truy cập vào các kênh truyền thông của sản phẩm, dịch vụ sẽ được thúc đẩy, vì vậy mà doanh số bán hàng cũng tăng theo. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng một số chương trình giảm giá như: mua một tặng một, mua combo nhiều món sẽ được áp dụng tặng thêm đồ… Trong thời đại thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc truyền thông sản phẩm, dịch vụ là cực kỳ cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

4. Tập trung vào một số kênh quảng cáo trả phí chính

Mỗi doanh nghiệp ở mỗi lĩnh vực sẽ có lượng khách hàng mục tiêu khác nhau, vì vậy mà việc nghiên cứu hành vi khách hàng là cực kỳ cần thiết. Điều này giúp cho doanh nghiệp biết được những kênh truyền thông mà khách hàng của mình thường xuyên truy cập. Thông qua đó, doanh nghiệp có biện pháp chạy quảng cáo phù hợp trên những kênh thông tin chính để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp hoạt động trong ngành mỹ phẩm, thì phần lớn đối tượng mục tiêu sẽ xuất hiện trên Instagram, còn nếu doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, khách hàng có thể tập trung nhiều hơn trên Google…

5. Làm mới chiến lược truyền thông

Hành vi, nhu cầu, lịch trình của con người thay đổi thường xuyên, vì vậy mà doanh nghiệp cần có những kế hoạch, biện pháp nhằm đáp ứng sự thay đổi đó. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phân tích chiến lược hiện tại bằng cách đánh giá hình ảnh, ngôn ngữ, sự hiệu quả trong một khoảng thời gian hoạt động kế hoạch truyền thông. Từ đó, tìm ra những thay đổi, những điểm chưa đạt nhằm mục đích thay đổi cho phù hợp với nhu cầu khách hàng hiện tại.

5 Chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp

5 Chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp

Truyền thông tiếp thị là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên doanh thu và thương hiệu của một doanh nghiệp. Nếu như truyền thông tiếp thị là hình thức bên ngoài giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng nhằm tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp, thì truyền thông nội bộ chính là hình thức bên trong một doanh nghiệp, giúp gắn kết các nhân viên lại với nhau. Các nhà quản trị cần chú trọng vào khâu truyền thông nội bộ tuyển dụng để tuyển được những ứng viên tiềm năng với vị trí đó. Từ đó, giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp, tầm nhìn, sứ mệnh đến nhân viên của mình. Và nhân viên sẽ là những người có trách nhiệm gìn giữ và phát triển văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững từ cốt lõi bên trong.

Truyền thông nội bộ hiệu quả cùng phần mềm HrOnline

Cũng như truyền thông tiếp thị, truyền thông nội bộ trong một doanh nghiệp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, Đây được xem là cầu nối giúp gắn kết các thành viên với nhau, nhân viên với các nhà quản trị. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải tập trung khai thác kế hoạch truyền thông nội bộ một cách chi tiết, rõ ràng. Thông qua đó lên lịch trình cụ thể cho từng hoạt động để nhân viên dễ dàng nắm bắt, theo dõi và tham gia các sự kiện của doanh nghiệp. Ngày nay việc dùng phần mềm quản lý nhân sự đang trở thành xu hướng. Nổi bật là phần mềm HrOnline, với nhiều chức năng tích hợp và ưu điểm nổi trội, phần mềm là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự nói chung và lên kế hoạch truyền thông nội bộ nói riêng. Ngoài tính năng “truyền thông nội bộ”, HrOnline còn tích hợp rất nhiều tính năng vượt trội khác như quản lý chấm công, quản lý đào tạo, quản lý công việc, chấm công GPS… Với những ưu điểm nổi bật trên, HrOnline là phần mềm được tin tưởng và sử dụng bởi hơn 5000 doanh nghiệp trong ứng dụng quản lý nhân sự nói chung là quản lý truyền thông nội bộ nói riêng.

Truyền thông nội bộ hiệu quả cùng phần mềm HrOnline

Truyền thông nội bộ hiệu quả cùng phần mềm HrOnline

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của các chiến lược truyền thông giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, truyền thông thương hiệu không là chưa đủ. Doanh nghiệp cần có các chiến lược truyền thông nội bộ để gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau. Nhân viên thường là bộ mặt chính của một doanh nghiệp, vì vậy mà việc các nhân viên đoàn kết với nhau sẽ là tiền đề chung tay phát triển sự bền vững của doanh nghiệp. Ngày nay, với sự lên ngôi của thời đại công nghệ 4.0, hình thức truyền thông nội bộ online cũng đang dần trở nên phổ biến. Việc dùng phần mềm quản lý nhân sự HrOnline đang được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp. Với tính năng “truyền thông nội bộ”, phần mềm giúp cho việc duy trì văn hóa doanh nghiệp và gắn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Liên hệ HrOnline ngay để biết thêm thông tin và dùng thử miễn phí nhé!